Sạc nhanh có khiến pin smartphone mau hư?

31/05/2022 14:06 GMT+7

Sạc pin smartphone đã bước vào thời đại “siêu tốc”, khi sạc nhanh 120W đã xuất hiện trên nhiều thiết bị hàng đầu, thậm chí một số đã hỗ trợ sạc nhanh từ 150W trở lên.

Theo GizChina, với tốc độ sạc ngày càng tăng, nhiều dấu hỏi về mức hao mòn pin do sạc nhanh đã được đặt ra, đặc biệt khi hầu hết các thương hiệu trong ngành công nghiệp smartphone hiện dựa vào pin lithium có tuổi thọ nhất định. Pin cũng là bộ phận dễ hao mòn nhất của điện thoại di động.

Công nghệ sạc nhanh công suất cao trên smartphone ngày càng phổ biến hiện nay

afp

Một nửa tuổi thọ pin lithium được tính theo số chu kỳ sạc/xả. Nạp pin smartphone từ 0 - 100% và sau đó về 0 được tính là một chu kỳ sạc hoàn chỉnh. Điều này do luôn có sự thay đổi từ năng lượng hóa học sang năng lượng điện, sau đó từ năng lượng điện sang năng lượng hóa học. Theo tiêu chuẩn công nghiệp, vòng đời của pin lithium smartphone phải đạt ít nhất 500 lần. Đối với pin cao cấp, chúng có thể lên đến 700 lần. Dựa trên các dữ liệu này, pin smartphone có thể hoạt động hiệu quả trong khoảng 1.200 ngày, tương đương khoảng 3 năm cho nhu cầu sử dụng thông thường.

Vòng đời của pin

Có một điều người dùng cần biết rằng, số chu kỳ pin lithium đã sử dụng hết không có nghĩa pin sẽ bị chai ngay lập tức và không thể sử dụng được. Nói chung, sau hàng trăm chu kỳ sạc/xả, tuổi thọ pin sẽ giảm đáng kể. Lúc này, công nghệ sạc nhanh cũng giảm đi nhiều, và thời lượng pin điện thoại chỉ còn khoảng 60% so với ban đầu. Điều này có nghĩa là nếu smartphone có tuổi thọ sử dụng 100 giờ cho mỗi lần sạc, giờ đây nó chỉ còn 60 giờ cho mỗi lần sạc.

Khả năng tích trữ năng lượng của pin smartphone giảm dần sau khi đạt đến những mốc chu kỳ sạc nhất định

reuters

Khi tần suất sạc và xả tăng lên, tuổi thọ của pin sẽ rút ngắn đáng kể. Vì vậy, pin lithium của smartphone cần được thay thế khoảng sau 3 năm. Tuy nhiên, nếu là người dùng smartphone thường xuyên với các tác vụ nặng, thời gian có thể rút ngắn hơn. Vì vậy, chỉ cần một phản ứng hóa học xảy ra, sự lão hóa sẽ từ từ xuất hiện. Do đó, ngay cả với công suất sạc lớn 120W, 150W hoặc 240W, nếu người dùng sạc pin 1 lần/ngày, về cơ bản vẫn là tốt với công nghệ pin điện thoại hiện nay.

Những thói quen sạc pin nên tránh

Nhìn chung, thói quen sạc pin của chúng ta vẫn là mối quan tâm lớn nhất, cho dù sử dụng sạc nhanh thường, với bộ sạc 25W hay 240W. Trọng tâm chính là tần suất chúng ta cắm sạc smartphone ra sao. Nếu chúng ta thường xuyên duy trì thói quen sạc pin tốt, hiếm khi phải thay pin. Trong trường hợp này, nguyên nhân phải thay pin sẽ là do một số tác động ngoại lực.

Có nhiều thói quen sạc pin phổ biến mà người dùng có thể mắc phải, trong đó có nhiều cách tích cực nhưng tiêu cực cũng không ít. Dưới đây là một số thói quen sạc pin xấu phổ biến có thể nhanh chóng làm hỏng tuổi thọ pin của điện thoại.

Thói quen sạc pin có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ pin smartphone

pinterest

- Sạc trong một thời gian dài: Tỷ lệ dòng điện trên hiệu điện thế cao tự nhiên tăng lên. Điều này khiến nhiệt độ tăng nhanh. Nhiệt độ cao cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến điện thoại dễ bị cháy. Đây là một trong những lý do chính khiến smartphone có tuổi thọ pin kém đi theo thời gian.

- Sử dụng bất kỳ bộ sạc nào có sẵn: Sử dụng bất kỳ bộ sạc nào theo ý muốn cũng là một thói quen xấu rất phổ biến. Các thương hiệu điện thoại khác nhau và thậm chí các dòng điện thoại khác nhau của một thương hiệu có thể sử dụng giao thức sạc khác nhau. Sử dụng bộ sạc không phù hợp một cách bừa bãi không những không sạc được pin mà còn khiến nhiệt độ của điện thoại tăng cao, cuối cùng sẽ làm hỏng pin.

- Để điện thoại sạc qua đêm: Đây là một thói quen sạc không tốt nhưng lại phổ biến. Mặc dù nhiều thương hiệu hiện nay đã bổ sung tính năng cắt sạc khi pin đầy, nhưng chúng ta phải tránh thói quen này để bảo vệ pin của nó.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.