Sài Gòn mù sương sau mưa to, vì sao?

Chí Nhân
Chí Nhân
02/06/2018 19:38 GMT+7

Ngày 2.6, người dân Sài Gòn bất ngờ trước cảnh cảnh sương mù dày đặc kéo dài từ sáng sớm đế xế chiều trước khi các cơn mưa lại xuất hiện.

Bà Nguyễn Thị Lan (Q.10, TP.HCM) nói: "Thường sau các cơn mưa lớn không khí thường rất trong lành, mát mẻ nhưng hôm nay không hiểu vì sao sương lại nhiều và dày bất thường đến như thế. Tôi có cảm giác thành phố như chìm trong sương". Còn chị Trần Thị Thảo (Q.3) cho biết: “Có cảm giác giống như đang ở Đà Lạt nhưng không biết có phải là sương thật hay ô nhiễm không khí”?
[VIDEO] Người dân TP.HCM lại chật vật vì ngập trong cơn mưa lớn giữa đêm
Theo chuyên gia Lê Thị Xuân Lan, trong ngày và đêm 1.6, khu vực miền Đông Nam bộ xảy ra mưa lớn trên diện rộng với lượng mưa đo được phổ biến từ 50 - 100mm (50mm được coi là mưa lớn). Mưa lớn hiện nay là do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới. Sự kết hợp của 2 hình thái thời tiết này tạo mây mù bao phủ khắp khu vực Nam bộ và gây mưa. Kiểu thời tiết xấu này sẽ kéo dài đến ngày thứ 2, sau đó mưa giảm dần và trở lại kiểu thời tiết sáng nắng chiều mưa. Áp thấp nhiệt đới sẽ dịp chuyển lên phía bắc, gây mưa trái mùa ở khu vực miền Trung.
[VIDEO] “Siêu máy bơm” thất thủ vì gạch đá, chủ đầu tư nghi do phá hoại
Sài Gòn mù sương sau mưa to, vì sao?
Nguyên nhân do khói bụi từ các phương tiện giao thông kết hợp với độ ẩm cao trong không khí Ảnh: Ngọc Dương
Về hiện tượng sương mù dày đặc, bà Lan cho rằng mưa lớn đã rửa đi một phần đáng kể ô nhiễm khói bụi trong không khí, mặt khác hiện nay độ ẩm trong không khí rất cao, gần 100% và mây nhiều nên trời âm u, làm hơi nước không thoát được, gây nên hiện tượng sương mù. Tuy nhiên, trong thành phố mật độ phương tiện giao thông cao, thải ra một lượng lớn khói bụi bám vào hơi nước cũng làm tăng sự mù trong không khí.
[VIDEO] "Khu nhà giàu" Thảo Điền cũng chật vật vì ngập sâu
TS Hồ Quốc Bằng, Viện Môi trường và Tài Nguyên (Đại học Quốc gia TP.HCM), dẫn chứng số liệu quan trắc tại trạm ở Lãnh sự quán Mỹ cho thấy nồng độ bụi mịn (PM 2.5) trong không khí trưa 2.6 rất cao, lên tới 160 (160 micrograms/m3). Do độ ẩm cao trong không khí, cộng thêm mưa nhiều nên các hạt bụi này không thoát được, nó kết hợp với hơi nước tạo ra hiện tượng sương mù dày đặc là đà ở tầng thấp.
Theo TS Bằng, con số 160 này là nồng độ bụi mịn tức thời vào trưa 2.6. Còn Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tính bình quân ngưỡng an toàn đối với sức khỏe con người theo ngày (24 giờ) là từ dưới 25 micrograms/m3; theo năm là dưới 10 micrograms/m3.
Cũng theo các chuyên gia, tình trạng sương mù do ô nhiễm không khí ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bệnh liên quan đến đường hô hấp đặc biệt người trẻ nhỏ và người lớn tuổi.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.