Ai lại mỗi lần vào thành phố, cứ qua đường là thậm thò thậm thụt nhờ người ta dắt”. Tôi hơi tự ái vì “chắc gì em đã “phố” hơn anh”. Nhưng thôi làm thinh cho lành. Cãi nhau với vợ trước lúc lên đường thường bị mang tiếng là “bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu xa”.
Ở Sài Gòn, vừa bà con vừa bạn bè tôi có hơn chục người. Sau khi hoàn thành “sứ mệnh” vợ giao, mới dám mở danh bạ điện thoại ra. Đúng là “bứt dây động rừng”. Vừa a lô cho ông anh vợ xong thì cả một nhóm bạn bè reng reng gọi máy, rộn cả lên: “Ông vô mấy bữa nay mà trốn hả, như con chim ẩn mình… chờ chết vậy?”. “Có con đậu trường xịn đã quá ta, xuất đầu lộ diện đi rồi tụi tui mở tiệc ăn mừng giùm cho, đừng sợ tốn kém mà giảm thọ”. Có đứa nhiệt tình: “Con ông trọ chỗ nào? Cho số điện thoại của nó đi. Có gì tụi tui ở đây hỗ trợ”. Tôi chợt thấy ấm lòng về tình bạn - những người bạn cùng quê đang làm ăn sinh sống ở Sài Gòn.
tin liên quan
Nơi độc nhất ở Sài Gòn dĩa cơm 2.000 đồng: Tình thương tạo nên nụ cườiĐối với những người nghèo, thu nhập thấp tại TP.HCM, hàng loạt quán cơm từ thiện bán với giá 1.000 - 2.000 đồng đã ngày càng trở nên quen thuộc. Họ không còn lo đói khi chắc chắn tới bữa sẽ có được bữa ăn không chỉ đầy đủ mà còn rất ngon.
Kéo nhau vào quán, góc bạn bè “nổi gió” ngay. Không hiểu thành phố to nhất nước này truyền cảm hứng sống thế nào mà bạn tôi hầu hết đều năng động, linh hoạt và xông xáo hẳn lên. Đứa nào cũng “một vợ hai con ba lầu bốn bánh”. Nhưng “tội” một cái là chất quê nhà thì vẫn còn nguyên đấy. Chúng nó thèm quê nên hỏi han đủ thứ. Và tôi là người mang quê vào cho chúng nó. Chiều bờ sông Sài Gòn bồng bềnh nỗi nhớ sông quê.
Trong câu chuyện có tiếng quẫy ướt đẫm bùn non của con cá bống sông Trà, tiếng… lặng im như đất như bùn của con don sông Vệ; tiếng xạc xào của mênh mông đồng mía; vị ngọt ngào của mạch nha, kẹo gương, đường phèn, đường phổi quê hương.
Điều làm tôi ngạc nhiên là bạn nào cũng nói… hai thứ tiếng. Trò chuyện qua điện thoại cho ai đó về những thương vụ, những hợp đồng thì bằng tiếng Sài Gòn nghe cứ như dân… bản xứ. Nhưng khi trở về với không khí quê nhà thì giọng Quảng rặt ri. “Tiếng thành phố dùng trong giao dịch, làm ăn thôi ông ơi, để cho đối tác khỏi thuê người dịch tiếng Quảng ra tiếng… Sài Gòn. Còn tiếng Quảng nói với nhau là để gợi không khí quê hương bản quán”, bạn giải thích.
Chuyện đời chuyện phố vẫn lan man. Đi chơi Sài Gòn vài hôm rồi về “như ông” thì chỉ là Sài Gòn một thoáng. Ký ức đô thị, phố xá cạn như cái đĩa, vét cái hết ngay, chuyện đâu mà kể. Muốn chạm tới Sài Gòn phải mất ít nhất mười năm. Như tụi tao nè, phải trải nghiệm cả một trời lăn lóc. Đâu phải như ngoài mình, đêm nhã hứng ngủ đồng ngủ bãi, ngửa mặt lên trời kêu là “khách sạn ngàn sao”. Sài Gòn hả, có những độ đói rách phải ngủ “khách sạn không sao”. Là nhà trọ đấy. Có mấy mét vuông mà nhét cả chục người. Thiếu thốn mọi bề nhưng cứ bảo nhau là “không sao”, cứ chăm chỉ siêng năng làm việc rồi sẽ qua thôi mà. Khách sạn “không sao” là vậy.
tin liên quan
Quán sữa tươi có gì mà người Sài Gòn kiên nhẫn xếp hàng chờ uống?Bẵng đi một thời gian "cũng không dài cho lắm", hôm nay tôi có việc phải đi ngang đường Phùng Khắc Khoan thì vô tình thấy cảnh cả dãy người đang ngồi nép sát trên vỉa hè để... uống sữa.
Sài Gòn là thành phố cưu mang, nhưng chỉ cưu mang những ai gắng gỏi. Ruộng đồng nhiễm mặn, mùa màng thất bát, việc ít người đông thì dắt díu nhau vô thành phố. Vợ bán hàng rong, hủ tíu, chồng bơm lốp, vá xe. Cứ túc tắc nắng mưa lam lũ mà con vào đại học. Vậy đó, Sài Gòn nuôi nấng, bao dung, chở che, đùm bọc. “Cứ tin Sài Gòn đi rồi sống!”. Tôi nghe bạn nói câu ấy trong tiếng lanh canh chạm cốc giữa chiều Sài Gòn đông vui.
Thư, bài cộng tác xin gửi về: nhipsongdothi@thanhnien.vn
|
Bình luận (0)