>> “Đứa con hư” EVN
>> Phát hiện vi phạm trong việc mua bán điện của EVN
>> EVN được điều chỉnh giá điện tối đa 5%
>> Đề xuất chuyển nợ EVN thành trái phiếu
>> EVN mới trả 5% số nợ tiền dịch vụ môi trường rừng
|
Theo ông Tri, về cơ chế tính giá điện, nhà nước chỉ quy định khung giá phát, bán buôn và bán lẻ. “Cơ chế giá này về pháp lý đã ban hành nhưng chưa ban hành thông tư và sẽ tiếp tục được hoàn chỉnh”, ông Tri cho hay.
Theo ông Tri, mọi người dân và doanh nghiệp đều muốn minh bạch giá điện, tuy nhiên, đặc thù của ngành điện là sản xuất và tiêu thụ xảy ra đồng thời nên cách tính cơ cấu giá điện cũng mang đặc thù riêng. Do đó, việc tính giá điện theo cơ chế thị trường cũng không phải chuyện đơn giản.
Đại diện EVN cũng cho biết thêm, thị trường phát điện cạnh tranh mới chỉ hình thành được 20 ngày và đang vừa chạy vừa hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng. Cả nước mới có 29 nhà máy tham gia thị trường này với sản lượng là 38% tổng sản lượng điện của toàn quốc.
“Tháng 10 tới đây, nước ta sẽ thành lập 3 tổng công ty phát điện (genco), đến 2015 sẽ tách khỏi EVN. Khi đó, điện phát của EVN chỉ còn là 17 - 18% tổng sản lượng điện cả nước. EVN sẽ đóng vai trò là người phân phối điện hơn là sản xuất điện. Tuy nhiên, trong thời gian đầu, 95% lượng điện sản xuất vẫn phải theo các loại hợp đồng ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Chỉ có 5% là theo cơ chế thị trường nên thay đổi không nhiều. Dần dần, biên độ này sẽ được thay đổi tùy theo điều kiện, hoàn cảnh. Điều đó thể hiện ta đang rất thận trọng với việc thả giá điện theo cơ chế thị trường”, ông Tri nói.
Cũng theo lãnh đạo EVN, trong thời gian đầu thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh đúng vào thời điểm các thủy điện đang dồi dào nước nên giá phát điện đang “khá rẻ”. Đến tháng 10, thủy điện bắt đầu tích nước. Tháng 11, nhiều nhà máy sẽ phải chạy bằng dầu. Khi đó, giá điện sẽ tăng thêm. Theo quy định, cứ 3 tháng EVN có thể thay đổi giá điện một lần. Nhưng việc tăng giá điện từ 5% trở lên cần được sự đồng ý của chính phủ.
Quang Duẩn - Lê Quân
Bình luận (0)