• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Việc làm Liên hệ
Theo dõi báo trên

Sao chổi khổng lồ đi vào hệ mặt trời, hướng tới trái đất

30/06/2022 16:28 GMT+7

Một sao chổi khổng lồ đang tiến vào những giai đoạn cuối cùng của cuộc hành trình nhiều triệu năm về hướng mặt trời, và chuẩn bị tiến đến điểm gần trái đất nhất vào tháng 7.

Mô phỏng hình dạng của một sao chổi

afp/getty

Sao chổi C/2017 K2 đã lọt vào tầm quan sát của các chuyên gia địa cầu từ năm 2017, nhờ vào uy lực của kính viễn vọng không gian Hubble. Ước tính sao chổi có bề ngang gần 20 km hoặc nhỏ hơn, theo Tạp chí Newsweek hôm 29.6.

Thời điểm đó, nó là sao chổi được phát hiện ở khoảng cách xa nhất từ trước đến nay. C/2017 K2 lúc đó cách mặt trời hơn 8 tỉ km, tức còn xa hơn khoảng cách giữa mặt trời và sao Thổ.

Cho dù ở khoảng cách như thế, vẫn có thể nhìn thấy sao chổi này tạo ra một đám mây khí và bụi trải rộng gần 130.000 km.

Các nhà khoa học cho rằng C/2017 K2 xuất phát từ đám mây Oort, nơi tập trung các vi thể hành tinh băng giá và bao quanh mặt trời ở khoảng cách từ 0,03 đến 3,2 năm ánh sáng.

Sao chổi khổng lồ đã đi qua quãng đường dài, vượt qua quỹ đạo của sao Hải Vương, sao Thiên Vương, sao Thổ và sao Mộc trước khi tiến vào vành đai tiểu hành tinh là ranh giới phân định giữa bên trong và bên ngoài Thái Dương hệ.

Theo SpaceWeather.com, ước tính C/2017 K2 sẽ đến gần trái đất nhất vào ngày 14.7, dù lúc đó sao chổi cũng sẽ ở khoảng cách xa hơn so với sao Hỏa.

Tuy nhiên, sự tiếp cận của C/2017 K2 được cho là cơ hội tốt để giới chuyên gia nghiên cứu một sao chổi khổng lồ.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.