(TNO) Các nhà thiên văn học đã chú ý đến một ngôi sao thuộc Dải Ngân hà, đang xoay quanh một hố đen với tốc độ khủng khiếp, chỉ mất 2,4 giờ là hoàn tất vòng quay của nó.
Hố đen trong trường hợp này là MAXI J1659-152, có khối lượng to gấp ít nhất 3 lần mặt trời.
Trong khi đó, ngôi sao trên thuộc dạng sao lùn đỏ, với trọng lượng bằng 1/5 mặt trời và cách hố đen khoảng 1 triệu km, theo Space.com dẫn tuyên bố của Cơ quan Vũ trụ châu u (ESA).
Ngôi sao đồng hành đang xoay xung quanh hố đen với tốc độ kinh hoàng, gần gấp 20 lần tốc độ Trái đất quay quanh mặt trời.
Do ngôi sao sáng hơn, và phải di chuyển với tốc độ 2 triệu km/giờ, nó đã trở thành ngôi sao quay nhanh nhất từng được phát hiện, còn bản thân hố đen chỉ di chuyển ở vận tốc 150.000 km/giờ.
Kỷ lục trước đó là sao Swift J1753.5-0127, mất 3,2 giờ hoàn tất quỹ đạo quanh hố đen của nó.
Hạo Nhiên
>> Siêu hố đen quay với tốc độ ánh sáng
>> Dải Ngân hà có hố đen mới?
>> Cách mới "cân" hố đen
>> Cận cảnh "cư dân mới" của Dải Ngân hà
>> Dùng dải Ngân hà làm... GPS
>> Dải Ngân hà “lùn” hơn vẫn nghĩ
>> Tìm sự sống quanh sao lùn trắng
>> Dải Ngân hà chứa 17 tỉ hành tinh cỡ Trái đất
Bình luận (0)