Sập cầu Ghềnh: Ai bồi thường, nhà ga thu tiền trung chuyển thì sao?

22/03/2016 16:17 GMT+7

Dùng xe trung chuyển khách từ ga Sài Gòn đến ga Biên Hòa (ngược lại) ngành đường sắt tốn rất nhiều chi phí. Vậy các tài công đâm sập Cầu Ghềnh có phải bồi thường khoản tiền này? Nếu sau này, chi phí trung chuyển lớn, nhà ga phụ thu thêm tiền với hành khách thì có được không?

Dùng xe trung chuyển khách từ ga Sài Gòn đến ga Biên Hòa (ngược lại) ngành đường sắt tốn rất nhiều chi phí. Vậy các tài công đâm sập Cầu Ghềnh có phải bồi thường khoản tiền này? Nếu sau này, chi phí trung chuyển lớn, nhà ga phụ thu thêm tiền với hành khách thì có được không?

Cầu Ghềnh bị sập sau cú đâm của sà lan - Ảnh: Bạch DươngCầu Ghềnh bị sập sau cú đâm của sà lan - Ảnh: Bạch Dương
Như Thanh Niên đã đưa tin, ngày 20.3, tài công Trần Văn Giang điều khiển tàu kéo theo sà lan chở khoảng 600 tấn cát từ Long An về hướng Đồng Nai đã đâm vào mố số 2 của Cầu Ghềnh.
Bầu chọn
Theo bạn, hai tài công có phải chịu tiền trung chuyển thay nhà ga?
Cú đâm làm cho nhịp 2 bị rơi xuống sông hoàn toàn, nhịp 3 có một đầu bị rơi xuống sông, chiếc sà lan nằm lật úp trên mặt sông, ga Sài Gòn bị cô lập hoàn toàn.
Theo ngành đường sắt Việt Nam, giải pháp trước mắt là dùng xe ô tô để chuyển tải hành khách rời ga Sài Gòn đến ga Biên Hòa để đi tiếp. Đồng thời, ngành đường sắt cũng hỗ trợ những chuyến xe chạy ngược lại từ ga Biên Hòa về ga Sài Gòn để phục vụ hành khách có vé tới ga Sài Gòn.
2 nhịp của Cầu Ghềnh bị sập - Ảnh: Lê LâmHai nhịp của Cầu Ghềnh bị sập - Ảnh: Lê Lâm
Ai làm sập cầu, người đó đền
Tuy nhiên, nếu trung chuyển trong khoảng thời gian dài, lượng hành khách đi tàu lớn sẽ phát sinh nhiều chi phí. Vậy chi phí này ai chịu trách nhiệm bồi thường cho ngành đường sắt.

Điều 622 Bộ luật dân sự quy định “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra trong khi thực hiện công việc được giao”.

Chính vì vậy, căn cứ vào điều luật quy định thì chủ tàu kéo sà lan phải có trách nhiệm bồi thường tất cả các thiệt hại phát sinh cho ngành đường sắt nếu ngành này có yêu cầu.

LS Lê Ngọc Phụng

Theo luật sư (LS) Lê Ngọc Phụng (Đoàn LS TP.HCM), điều 622 bộ luật dân sự ghi rõ: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra trong khi thực hiện công việc được giao”.
Chính vì vậy, căn cứ vào điều luật quy định thì chủ tàu kéo sà lan phải có trách nhiệm bồi thường tất cả các thiệt hại phát sinh cho ngành đường sắt nếu ngành này có yêu cầu.
Với vụ việc này, có thể thấy thiệt hại gây ra khá lớn, rất có thể, cả chủ xà lan và tài công này nếu bị kết án cũng khó lòng có khả năng chi trả thì có khả năng cơ quan pháp luật sẽ cưỡng chế tài sản.  
Về phía ga Sài Gòn, nếu tương lai chi phí cho việc trung chuyển lớn, ga thu thêm một khoản tiền trung chuyển để vận chuyển hành khách thì người dân có quyền không trả thêm khoản phí này.
“Vé tàu được xem là hợp đồng vận chuyển, vì vậy khi đã giao kết, các bên phải tuân thủ những thoả thuận được nêu tại hợp đồng, nói một cách dễ hiểu là phải tuân thủ những gì được ghi trên vé tàu, bao gồm cả tiền mua vé”, LS Phụng giải thích.
Tài công có thể bị phạt tù 15 năm
LS Trần Bùi Nam (Đoàn LS TP.HCM) thêm, Điều 122 BLHS về “Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy” quy định: “Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường thuỷ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm”.
Trong trường hợp này, hai tài công đâm sập sà lan đã bỏ trốn để tránh trách nhiệm, hơn nữa để lại hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nên có thể bị phạt tù với mức phạt cao nhất là 15 năm đối với tài công điều khiển phương tiện trực tiếp trong lúc đâm Cầu Ghềnh.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.