Nghị định quy định rõ điều kiện thực hiện việc thu phí cao tốc do Nhà nước sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác. Đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc được phân thành 5 nhóm.
Đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc được phân thành 5 nhóm, gồm:
Nhóm 1 gồm xe dưới 12 chỗ, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn; các loại xe buýt vận tải khách công cộng;
Nhóm 2 gồm xe từ 12 chỗ đến 30 chỗ; xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn;
Nhóm 3 gồm xe từ 31 chỗ trở lên; xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn;
Nhóm 4 gồm xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn; xe chở hàng bằng container dưới 40 feet;
Nhóm 5 gồm các loại xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên; xe chở hàng bằng container từ 40 feet trở lên.
Theo nghị định, phí sử dụng đường bộ cao tốc được xác định trên quãng đường thực tế phương tiện tham gia giao thông (km) và mức phí tương ứng với từng loại phương tiện (đồng/km).
Mức phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc phạm vi quản lý của Bộ GTVT quy định như sau:
Căn cứ mức phí quy định nêu trên, mức phí áp dụng đối với từng tuyến, đoạn tuyến cao tốc được xác định cụ thể tại Đề án khai thác tài sản được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10.10.
Trước đó, theo Bộ GTVT, hiện có 12 dự án, đoạn tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư, đại diện chủ sở hữu, đã hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng.
Số tiền thu phí đường cao tốc nộp về ngân sách Nhà nước sẽ góp phần đầu tư phát triển hệ thống đường cao tốc, chi quản lý, bảo trì đường cao tốc.
Với mức phí đề xuất như trên, dự kiến sau khi thu phí đối với 10 tuyến cao tốc đang khai thác (đủ điều kiện thu phí), số phí thu được là 3.210 tỉ đồng/năm; số thu nộp ngân sách Nhà nước là 2.850 tỉ đồng/năm.
Bình luận (0)