Sát tết, nghệ nhân đũa cau Nàng Rưng thức trắng đêm để làm

27/01/2017 15:16 GMT+7

Giáp tết, làng làm đũa cau Nàng Rưng lại bận rộn hơn bao giờ hết.

Đũa cau Nàng Rưng, cái tên rất dịu dàng và đẹp đẽ ấy đã ra đời cách đây hàng chục năm trên mảnh đất xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Đặc biệt, giáp Tết, làng làm đũa cau Nàng Rưng lại bận rộn hơn bao giờ hết.
Đũa cau Nàng Rưng đem Tết đến mâm cơm sum vầy 1
Những “nghệ nhân” làm đũa cau Nàng Rưng miệt mài với công việc trong ngày giáp Tết
Men theo con đường nhỏ nằm song song tuyến đường sắt Bắc-Nam, những ngôi nhà đơn sơ của người dân xóm 1, xã Phúc Trạch đã trở thành các xưởng làm đũa cau quen thuộc.

tin liên quan

Nghệ nhân Bát Tràng “biến đất thành hoa”
(TNO) Ai cũng biết, Bát Tràng là làng có nghề gốm sứ truyền thống nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội. Nhưng ít ai biết ngọn ngành các công đoạn để làm nên một tác phẩm gốm sứ.
Trong không gian nhỏ ấy, những “nghệ nhân” của làng đang miệt mài với từng thanh cau, với chiếc bào tay để tạo ra sản phẩm không thể thiếu của mỗi gia đình.
Đũa cau Nàng Rưng đã gắn bó với bao thế hệ người dân của xã Phúc Trạch song không ai biết loại đũa này ra đời từ lúc nào, chỉ biết một trong những người đi đầu trong truyền thống làm đũa cau rừng năm nay đã ở tuổi thất thập cổ lai hy.
Vì sao lại là đũa cau
Bởi thân cây cau cứng trong khi các đốt của cây lại mềm nên dễ chặt, dễ bào hơn các loại cây thân gỗ khác. Không chỉ vậy, thân cây cau Nàng Rưng lại thẳng, có độ bền cao, không hút nước nên khi dùng làm đũa thì khả năng bị mốc rất thấp.
Tất nhiên, để làm nên những bó đũa ấy, các “nghệ nhân” nơi đây phải tìm được đúng cây cau Nàng Rưng với đường kính thân cau chỉ khoảng 5-10cm. Đặc biệt, phần gốc cau được chọn làm đũa loại đặc biệt và phần ngọn được dùng làm đũa loại 2, loại 3.
Không ít người đã thắc mắc về việc người dân Phúc Trạch chọn cau rừng làm đũa thay vì sử dụng cây tre hay cây thân gỗ khác.
Lời giải thích mà chúng tôi nhận được từ chính những thợ làm đũa nơi đây là bởi thân cây cau cứng trong khi các đốt của cây cau lại mềm nên dễ chặt, dễ bào hơn các loại cây thân gỗ khác. Không chỉ vậy, thân cây cau Nàng Rưng lại thẳng, có độ bền cao, không hút nước nên khi dùng làm đũa thì khả năng bị mốc rất thấp.
Tất nhiên, để làm nên những bó đũa ấy, các “nghệ nhân” nơi đây phải tìm được đúng cây cau Nàng Rưng với đường kính thân cau chỉ khoảng 5-10cm. Đặc biệt, phần gốc cau được chọn làm đũa loại đặc biệt và phần ngọn được dùng làm đũa loại 2, loại 3.
Cây cau sau khi được đưa về xưởng sẽ cưa ngắn khoảng 20 cm trước khi trải qua hàng loạt công đoạn, đòi hỏi sự tỉ mỉ cao. Công đoạn trước tiên của việc làm đũa đó là chẻ cau, sau đó vót cau, bào thô, bào trơn, chà và cuối cùng là phơi khô. Nếu mẻ đũa cau nào làm vào ngày mưa, người dân phải dùng đến bếp than để hong khô để thành phẩm được hoàn thiện hơn.
Mỗi công đoạn trong quá trình làm đũa cau đều được đánh giá là quan trọng, có mối liên hệ với các công đoạn tiếp theo. Trước khi thành phẩm, người làm đũa sẽ phải dùng lá chuối khô để chà xát nhằm giúp đôi đũa mất hết phần xơ. Dưới bàn tay điêu luyện của những thợ lành nghề, những thanh cau rừng tưởng chừng đơn điệu ấy nhanh chóng trở thành chiếc đũa trơn mịn với góc cạnh đều răm rắp.
Theo chia sẻ của bà Trịnh Thị Oanh (55 tuổi), mỗi người làm được khoảng 100 đôi/ngày. Những ngày sát Tết, công việc của gia đình bà càng trở nên nhộn nhịp hơn, thậm chí là có những ngày thức trắng đêm để hoàn thành đơn hàng. Trên những chuyến tàu chạy qua ga Phúc Trạch, đũa cau Nàng Rưng lại chu du khắp mọi miền tổ quốc.
“Cây cau Nàng Rưng vừa đủ độ cứng để làm đũa không gãy nhưng lại vừa mềm để dễ bào tay. Chính bởi đũa cau Nàng Rưng cứng nên cứ vào dịp Tết, khách chọn đũa này để xiên bánh chưng để không bị gãy như những loại đũa khác. Thế đấy, đũa cau mềm mà cứng, cứng mà mềm”, bà Oanh cho biết.
Người dân nơi đây thường đùa nhau rằng “làm đũa cau dễ lắm, cứ ăn no là ngồi bào đũa thôi”. Do đó, không khó để bắt gặp cảnh một bà mẹ đang ngồi tỉ mẩn với từng chiếc đũa hay một cô gái tuổi đôi mươi cầm chiếc bào đưa tay thoăn thoắt với đôi đũa. Và tất nhiên, để trở thành những tay bào đũa lành nghề, họ đã phải miệt mài, kiên trì học hỏi từng ngày.
Đối với người dân nơi đây, đũa cau Nàng Rưng đã trở thành một phần của cuộc sống. Trong hành trang của con cháu mỗi lần ghé qua nhà đều không thể thiếu bó đũa cau vàng óng đượm mùi quê hương mang theo ra tận thành phố.
Tết về, dù ít hay nhiều, những gia đình nơi đây đều trau chuốt cho những đôi đũa cau Nàng Rưng được mịn hơn, trơn hơn để chúng được kiêu hãnh nằm trên mâm cơm sum vầy của gia đình.
Lúc này đây, tiếng chẻ cau, tiếng bào đũa vẫn đang thay nhau gõ nhịp trong những xưởng sản xuất đũa cau Nàng Rưng như thúc giục mùa xuân đến gần.
Ngày mai, những bó đũa cau ấy sẽ rời xa thứ âm thanh quen thuộc đó để làm một nhiệm vụ cao cả hơn – đem hương Tết đến với mọi nhà.
Đũa cau Nàng Rưng đem Tết đến mâm cơm sum vầy 2
Mỗi công đoạn làm đũa cau đều đòi hỏi sự tỉ mỉ
Đũa cau Nàng Rưng đem Tết đến mâm cơm sum vầy 3
Những khúc cau rừng được cưa ngắn khoảng 20 cm
Đũa cau Nàng Rưng đem Tết đến mâm cơm sum vầy 4
Chẻ cau và vót cau trước khi đem bào
Đũa cau Nàng Rưng đem Tết đến mâm cơm sum vầy 5
Bào thô, bào trơn đũa cau
Đũa cau Nàng Rưng đem Tết đến mâm cơm sum vầy 6
Gọt đũa vuông
Đũa cau Nàng Rưng đem Tết đến mâm cơm sum vầy 7
Chà đũa với lá chuối khô trước khi đem phơi
Đũa cau Nàng Rưng đem Tết đến mâm cơm sum vầy 8
Thành phẩm là những bó đũa cau trơn mịn
Đũa cau Nàng Rưng đem Tết đến mâm cơm sum vầy 9
Dưới bàn tay khéo léo của người dân Phúc Trạch, từ một khúc gỗ cau rừng đã trở thành những đôi đũa cau Nàng Rưng
Đũa cau Nàng Rưng đem Tết đến mâm cơm sum vầy 10
Đũa vuông
Đũa cau Nàng Rưng đem Tết đến mâm cơm sum vầy
Đũa tròn
Đũa cau Nàng Rưng đem Tết đến mâm cơm sum vầy 12
Bào tay là một trong những dụng cụ chính để bào đũa cau Nàng Rưng
Đũa cau Nàng Rưng đem Tết đến mâm cơm sum vầy 13
Phụ nữ Phúc Trạch cũng bào đũa rất khéo
Đũa cau Nàng Rưng đem Tết đến mâm cơm sum vầy 15
Những ngôi nhà làm đũa cau Nàng Rưng nằm ven đường sắt Bắc – Nam
Đũa cau Nàng Rưng đem Tết đến mâm cơm sum vầy 14
Đũa cau Nàng Rưng đem Tết đến mâm cơm sum vầy 16
Bó đũa cau Nàng Rưng vàng óng, trơn mịn chuẩn bị theo bánh tàu lăn đi khắp bốn phương
Đũa cau Nàng Rưng đem Tết đến mâm cơm sum vầy 17
Xưởng sản xuất đũa cau Nàng Rưng đang chạy đua với thời gian những ngày giáp Tết
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.