Say nắng: Sơ cứu và cách phòng tránh

16/02/2023 04:00 GMT+7

Theo các chuyên gia khí tượng dự báo, hiện tượng EL-Nino sẽ chiếm ưu thế từ tháng 5 năm nay, thời tiết chủ đạo là nắng nóng và khô hạn. Bên cạnh các biện pháp dự phòng nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất, chúng ta cần chú ý những vấn đề sức khỏe xảy ra trong mùa nóng, đặc biệt là say nắng và say nóng.

Theo bác sĩ Phạm Ánh Ngân, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3, khi làm việc nặng, nhiệt độ môi trường ở khoảng 29,40C - 32,20C có thể gây say nóng. Say nóng thường diễn ra từ từ, nhiệt độ trung bình cơ thể tăng dần, có thể nhận ra được các biểu hiện căng thẳng nhiệt và thân nhiệt thường không vượt quá 400C. Khi thân nhiệt tăng trên mức giới hạn, ở giá trị khoảng (40,50C - 42,20C), say nắng rất có thể xảy ra. Say nắng thường diễn ra đột ngột, không có dấu hiệu báo trước, thường kèm theo tổn thương thần kinh nặng và có thể gây tử vong. 

Say nắng: Sơ cứu và cách phòng tránh - Ảnh 1.

Tài xế tìm chỗ tránh nắng, bổ sung nước trong những ngày nắng nóng cao điểm tại TP.HCM

LÊ CẦM

Các triệu chứng say nắng như chóng mặt; đôi khi có đau bụng kèm nôn; mê sảng và có thể mất ý thức, nếu thân nhiệt không sớm giảm. Sốt cao cũng gây tổn hại nghiêm trọng các mô, đặc biệt là mô não.

Các biện pháp xử trí người bị say nóng - say nắng

Cũng theo bác sĩ Ngân, khi nhận thấy một người có dấu hiệu say nắng, chúng ta có thể thực hiện các bước sau:

- Đưa người bệnh vào chỗ mát, thoáng khí (chỗ bóng râm, lên xe mát hay nhà mát,…) đồng thời gọi hỗ trợ, đặc biệt gọi cấp cứu. 

- Khai thông đường thở, hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực nếu người bệnh hôn mê, không bắt được mạch. 

- Áp dụng ngay lập tức các biện pháp làm mát để hạ nhiệt độ của cơ thể.

- Đo nhiệt độ cơ thể  nếu có nhiệt kế. 

- Cởi bỏ quần áo và áp nước ấm lên người bệnh nhân sau đó dùng quạt để tăng quá trình bốc hơi (bệnh nhân nên nằm nghiêng hoặc được đỡ ở tư thế tay chống gối để bề mặt da có thể hứng được nhiều gió càng tốt. 

Say nắng: Sơ cứu và cách phòng tránh - Ảnh 2.

Uống nhiều nước hoặc dung dịch điện giải để phòng tránh say nắng

Shutterstock

- Đắp khăn lạnh, hoặc áp gói nước đá vào nách, bẹn, cổ. Cho uống nhiều nước hoặc dung dịch điện giải nếu bệnh nhân tỉnh táo, có thể uống được. 

- Chuyển bệnh nhân bằng xe điều hòa hoặc phải mở cửa sổ, quá trình vận chuyển tiếp tục làm mát nhiệt độ cho bệnh nhân. 

- Cần bổ sung nước, đặc biệt là các loại: nước dừa, nước hoa quả (dưa hấu, lê,…), nước rau má,… các loại nước thảo mộc như: trà cúc hoa, bạc hà, bột sắn dây… cũng có tác dụng thanh nhiệt. 

Bên cạnh đó, để phòng tránh say nắng khi phải làm việc dưới thời tiết nắng nóng, chúng ta cần lưu ý đội nón, che chắn da để hạn chế tiếp xúc với ánh nắng; lựa chọn trang phục sáng màu để tránh giữ nhiệt; sử dụng kem chống nắng phù hợp để bảo vệ da...

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.