“Lạm phát” HS giỏi là do hiểu chưa đúng về đánh giá ?
Việc “lạm phát” học sinh (HS) giỏi, “mưa điểm 10” không phải hiếm gặp ở nhiều địa phương, việc tặng giấy khen nặng về xếp hạng HS cũng gây ra nhiều tranh cãi đang làm xôn xao dư luận..., ông có ý kiến gì về hiện tượng này?
Tiến sĩ Thái Văn Tài |
Ngoài ra có thể khen HS có thành tích trong các hoạt động, thực hiện nền nếp… Và việc khen ngợi nhằm khích lệ, giúp HS tự tin, có động lực cố gắng chứ không phải là cách ấn định ai giỏi, ai kém.
Thông tư 22 không quy định đạt 9, 10 trong đánh giá định kỳ mới có giấy khen tương ứng với các danh hiệu. Vì vậy, việc lạm phát HS giỏi hay tặng giấy khen chưa phù hợp, các nhà trường, thầy, cô giáo chưa làm đúng thì cần điều chỉnh. Các nhà trường cần trao đổi để cha mẹ HS hiểu tinh thần đánh giá, hạn chế tâm lý chạy theo điểm số dẫn tới tình trạng gây áp lực cho HS.
Thước đo đối với HS không phải chỉ là điểm số
Nhiều ý kiến cho rằng ở cấp tiểu học số HS giỏi áp đảo so với số HS tiên tiến là điều bất bình thường và là do cách đánh giá của Thông tư 22 chưa phù hợp. Ông giải thích ra sao về hiện tượng này?
tin liên quan
Tăng học sinh giỏi do cách xét tuyển như... mơTinh thần xuyên suốt của Thông tư 22 về đổi mới đánh giá HS tiểu học là GV theo sát HS trong cả quá trình học tập, tìm ra và khích lệ những điểm mạnh, giúp HS thay đổi, điều chỉnh điểm yếu. Theo thông tư thì thước đo đối với HS không phải chỉ là điểm số mà là quá trình nỗ lực, tiến bộ, những điểm mạnh khác nhau của mỗi HS được bộc lộ, phát huy. Sự trao đổi thông tin hai chiều giữa cha mẹ và thầy, cô giáo trong quá trình dạy học cũng để có sự đồng thuận trong việc giúp đỡ HS hạn chế điểm yếu, phát huy điểm mạnh. Sẽ không đặt HS vào một khuôn thước chung để xếp loại, khen ngợi mà khích lệ, ghi nhận HS ở các lĩnh vực khác nhau.
Với lứa tuổi HS tiểu học, đây là hướng đánh giá nhân văn, nhiều nước khác cũng đã làm. Các em HS được khích lệ, nhất là được ghi nhận những cố gắng dù nhỏ nhất, sẽ trở nên tự tin, vui vẻ hơn, dần dần hiểu được giá trị riêng của mình.
Ý kiến cho rằng ở cấp tiểu học số HS giỏi áp đảo so với số HS tiên tiến là điều bất bình thường và do cách đánh giá của Thông tư 22 chưa phù hợp là nhận định chưa chính xác, không mang tính đại diện trên diện rộng. Có chăng chỉ cá biệt ở một vài lớp và cần phải có sự chấn chỉnh trong quá trình thực hiện.
Sẽ thực hiện đánh giá thống nhất trong các bậc học
Thông tư 22 nói riêng và chủ trương đánh giá của Bộ nói chung đang hướng đến việc đánh giá cả quá trình, đánh giá bằng nhận xét... nhưng các cơ sở giáo dục và phụ huynh HS vẫn chủ yếu coi trọng điểm số. Thời gian tới Bộ có động thái chỉ đạo gì để tinh thần đổi mới đánh giá thực sự được áp dụng vào thực tế?
Thông tư 22 quy định tăng nhận xét, hạn chế việc cho điểm trong quá trình dạy học. Tuy nhiên, với chương trình giáo dục hiện hành vẫn cần có kênh đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng. Giữa các bậc học đang áp dụng quy định đánh giá khác nhau nên khi đổi mới đánh giá HS tiểu học, Bộ GD-ĐT cũng tính đến sự dung hòa giữa quy định đánh giá cũ (căn cứ vào điểm số) và quan điểm đánh giá mới, phát huy sự tự tin, tự giác, nỗ lực của mỗi HS. Vì thế ở bậc tiểu học, ngoài đánh giá quá trình (nhận xét) có đánh giá định kỳ (điểm số).
Sau nhiều năm thực hiện, các nhà trường đã khắc phục khó khăn, cơ bản thực hiện đúng quy định. Nhưng vẫn có những nơi chưa thực hiện đúng tinh thần này. Trong thời gian tới cùng với việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD-ĐT đang tiến hành rà soát một cách tổng thể để điều chỉnh, bổ sung các quy định cho phù hợp và thực hiện thống nhất trong bậc học phổ thông.
Khi tổng hợp kết quả giáo dục của các địa phương, Bộ có tiến hành kiểm tra, thẩm định với những nơi có số HS giỏi cao bất thường hay không?
Trong quá trình theo dõi, đánh giá của Bộ đối với các địa phương về lĩnh vực giáo dục, cùng với nhiều nội dung khác, việc theo dõi đánh giá chất lượng giáo dục được các vụ, cục chức năng tổng hợp đánh giá, tuy nhiên như tôi nói ở trên việc tăng bất thường tỷ lệ HS giỏi chỉ xảy ra ở cá biệt tại một số lớp, số trường, không phải là phổ biến, vì vậy khi theo dõi đánh giá trên diện rộng tại một địa phương cấp tỉnh rất khó phát hiện điều bất thường này.
Phụ huynh đừng quá coi trọng việc chọn trường, lớp
Một số trường chất lượng cao, cấp THCS của trường chuyên có vòng xét tuyển vào lớp 6 với HS có học bạ 5 năm tiểu học phải đạt toàn điểm 10, đạt danh hiệu HS xuất sắc tất cả các môn học và hoạt động là những quy định thiếu thực tế trên diện rộng, tuy nhiên với những trường THCS chịu áp lực quá tải về tuyển sinh thì đây vẫn là một kênh thông tin để các nhà trường xem xét khi thực hiện xét tuyển.
Qua đây tôi cũng khuyên các bậc phụ huynh không quá coi trọng việc chọn trường, chọn lớp cho con em của mình, đặc biệt là cấp THCS, không nên tập trung vào một số trường đã có thương hiệu từ trước đó, vì hiện nay khoảng cách chất lượng giữa các trường cũng được cải thiện. Điều quan trọng là các con được học trong ngôi trường thuận lợi việc đi lại, gần nơi ở và học trong môi trường an toàn để các con được giáo dục, rèn luyện và phát triển một cách toàn diện.
|
Bình luận (0)