SEA Games 30: Điền kinh đoạt 7 HC Vàng trong ngày vàng của đoàn VN

08/12/2019 20:16 GMT+7

Nguyễn Thị Oanh và Dương Văn Thái đã thống lĩnh môn điền kinh cự ly 1.500m khi về nhất cả hai nội dung nữ và nam.

Tường thuật trực tiếp
SG 8th day

* DỌC ĐƯỜNG SEA GAMES 30

Điền kinh Việt Nam chật vật ở SEA Games 30

Hai năm trước, điền kinh Việt Nam qua mặt Thái Lan thống trị điền kinh khu vực với 17 HCV. Chiến tích này khiến Thái Lan lẫn các nước khác như Philippines đầu tư quyết liệt nhằm đoạt lại ngôi nữ hoàng, trong khi điền kinh Việt Nam vẫn cách làm cũ dù sở hữu rất nhiều tài năng.
Thái Lan và đặc biệt là Philippines tận dụng chính sách nhập tịch các VĐV gốc Mỹ, châu Âu đồng thời đưa VĐV đi tập huấn quốc tế dài hạn và mang lại hiệu quả tức thì. Trong ngày thi đấu hôm qua tại SVĐ New Clark City (Philippines), ở cự ly 200 m, đương kim nữ hoàng tốc độ Đông Nam Á Lê Tú Chinh bị soán ngôi bởi VĐV Mỹ nhập tịch Philippines Kristina Knott quá mạnh. Từ vòng loại đến chung kết, Tú Chinh đều đạt thành tích tốt nhất trong năm, tiệm cận thành tích mà cô đoạt HCV 2 năm về trước nhưng Kristina Knott còn xuất sắc hơn, cô phá kỷ lục ở vòng loại sau đó phá tiếp kỷ lục SEA Games ở chung kết với thời gian 23 giây 03. Kể từ sau tấm HCV SEA Games 2017, Tú Chinh có dấu hiệu chững lại. Chuyến tập huấn tại Mỹ của cô cũng không hiệu quả bởi nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan như chuyên gia chuyển việc, trong khi Tú Chinh có vấn đề tâm lý lẫn chấn thương. Cô chỉ kịp trở lại với phong độ tốt vài tháng trước SEA Games 30.
Điền kinh Việt Nam chật vật ở SEA Games 301

Lê Tú Chinh mất ngôi đầu về tay Knott vốn là VĐV Mỹ nhập tịch Philippines

Đến cự ly 10.000 m nam, chàng trai 10 năm xông pha đấu trường SEA Games Nguyễn Văn Lai đoạt rất nhiều thành tích HCV, HCB cho điền kinh Việt Nam cũng đành chấp nhận HCĐ bởi xuất hiện VĐV người Mỹ nhập tịch Thái Lan Tuntivate Kieran vừa trẻ vừa khỏe, giành HCV. Trên hố nhảy xa nam, Nguyễn Tiến Trọng cũng không thể làm nên chuyện khiến Việt Nam không thể bảo vệ ngôi vô địch mà Nguyễn Văn Đông đoạt được 2 năm trước. Ở hố nhảy 3 bước nữ, Vũ Thị Mến cũng bị truất ngôi bởi đối thủ Thái Lan Parinya. Hàng loạt kỳ vọng vàng của điền kinh Việt Nam ở ngày thi đấu bị “rụng” khiến các thành viên ban huấn luyện lẫn trưởng bộ môn Dương Đức Thủy u sầu ra mặt.

Bùng nổ với tiếp sức hỗn hợp 4 x 400 m

Thái Lan có vàng, Philippines có vàng, Indonesia cũng có vàng trong khi đương kim số 1 điền kinh Đông Nam Á vẫn đang khát vàng. Rất may sự bùng nổ của Nguyễn Thị Hằng, Trần Nhật Hoàng, Quách Thị Lan, Trần Đình Sơn đã cứu điền kinh Việt Nam một “bàn thua trông thấy”.
Ngay vạch xuất phát cự ly 4 x 400 m tiếp sức hỗn hợp, nhiều người bất ngờ khi thấy cô gái nhỏ bé Nguyễn Thị Hằng lọt thỏm giữa 3 VĐV nam của Thái Lan, Philippines, Malaysia. Càng lo hơn khi Hằng bị các đối thủ bỏ khá xa khi về đích. Thế nhưng ở lượt thứ hai, chàng trai 19 tuổi lần đầu dự SEA Games Trần Nhật Hoàng đã bung sức mạnh mẽ, rút ngắn khoảng cách rồi qua mặt các đối thủ, trao gậy hoàn hảo cho Quách Thị Lan. Ở lượt chạy của mình, nhà đương kim vô địch châu Á Quách Thị Lan đã duy trì tốc độ cao, tạo khoảng cách xa với các đối thủ trước khi Trần Đình Sơn hoàn tất màn thi đấu tuyệt vời bằng cú độc diễn về đích. Điền kinh Việt Nam có tấm HCV đầu tiên ở SEA Games, thiết lập kỷ lục 3 phút 19 giây 50 bởi cự ly lần đầu được đưa vào đại hội.
Trưởng bộ môn Dương Đức Thủy thở phào nhẹ nhõm, ông cho biết đây là chiến thắng khẳng định sức mạnh của tổ cự ly 400 m mà Việt Nam đang sở hữu lực lượng đồng đều. Chiến thắng này còn mang dấu ấn đậm nét chiến thuật khi Ban huấn luyện điền kinh Việt Nam chủ động đưa Nguyễn Thị Hằng chạy đầu, thoạt nhìn thất thế khi phải đấu với nam VĐV các nước, nhưng đến lượt tiếp theo sẽ bắt đầu tạo lợi thế khiến các đối thủ bất ngờ. “Chúng tôi phải giữ kín đội hình thi đấu, chỉ đăng ký với ban tổ chức 1 giờ trước tranh tài theo quy định nhằm tránh để các đối thủ đối phó. Đội hình này đã được tập luyện cùng nhau khá kỹ, và chiến thuật khác hẳn các đội nên đã mang về thành công”, ông Dương Đức Thủy nói.
Điền kinh Việt Nam chật vật ở SEA Games 302

Hồng Lệ gục ngã khi về đích

Khắc nghiệt marathon

Ngay ngày thi đấu mở màn môn điền kinh (6.12), Việt Nam có tấm HCĐ của cô gái nhỏ nhắn xinh xắn quê Bình Định Phạm Thị Hồng Lệ ở nội dung gian khổ, khắc nghiệt nhất của điền kinh là marathon dài đến 42 km.
Đó là tấm huy chương thấm đẫm mồ hôi lẫn những đau đớn thể xác. Về đích sau 3 giờ 02 phút 52 giây, Hồng Lệ đổ gục xuống vì kiệt sức. Cô được nhân viên y tế, đồng đội chăm sóc, đưa vào phòng hồi phục nhưng toàn cơ thể căng cứng, thậm chí phải đặt ống thở ô xy, đến lúc trao giải phải nhờ HLV dìu đi trông thật tội. Không kiệt sức sao được khi Hồng Lệ phải chinh phục 42 km trên cung đường nhiều dốc, trời thì nắng chang chang mà lại tiếp nước không đủ. Không chỉ Hồng Lệ mà VĐV chủ nhà Philippines cũng gục ngã ở đích đến, thậm chí VĐV Indonesia chạy đầu nhưng phải bỏ cuộc giữa chừng lên xe cứu thương khiến Hồng Lệ lẫn ban huấn luyện tưởng mình chỉ về hạng tư, còn báo chí loan tin VĐV Indonesia mất tích bí ẩn trên đường đua. Chưa kể chỉ 1 ngày trước thi đấu, Hồng Lệ cùng ban huấn luyện mới được ban tổ chức cung cấp lộ trình đua nên gặp khó khăn trong việc làm quen địa hình thi đấu lẫn chiến thuật. Khi vào tranh tài, HLV Trần Văn Sỹ phải mượn xe đạp của ban tổ chức để chạy theo Hồng Lệ suốt 42 km nhằm chỉ đạo chiến thuật, động viên học trò.
Đến hôm qua, khi ngồi trò chuyện với người viết, Hồng Lệ cho biết cơ đùi của cô vẫn còn đau nhưng cố gắng hồi phục để kịp tham dự cự ly 10.000 m dù khó đạt phong độ tốt. Cô gọi đó là máu của dân marathon, đã chơi là chơi đến hết sức lực, đến tận cùng điểm giới hạn của khả năng. Hồng Lệ kể cô từng tham dự nhiều giải marathon trong nước lẫn quốc tế nhưng đó là các giải mà cô hết sức thoải mái, thi đấu theo kiểu trải nghiệm, tận hưởng chứ không quyết liệt ăn thua như ở SEA Games vốn cạnh tranh huy chương. Vì thế đua marathon ở SEA Games khắc nghiệt hơn nhiều.
Ánh Viên đã có 5 HCV ở SEA Games 30
Nữ kình ngư số 1 Việt NamNguyễn Thị Ánh Viên đã đoạt 2 chiếc HCV ở nội dung sở trường 400 m tự do và 100 m ngửa trong ngày thi đấu tối qua để nâng tổng số huy chương lên 5 HCV và 1 HCB. Với thành tích này, Ánh Viên hiện cũng là VĐV nằm trong tốp đang sở hữu nhiều HCV nhất ở SEA Games 30, và vượt mặt cả nam siêu kình ngư tên tuổi người Singapore Joseph Schooling hiện mới có 3 HCV.
Ngoài 2 HCV của Ánh Viên, bơi lội Việt Namcòn đoạt thêm 1 HCB của nam kình ngư Phạm Thanh Bảo ở nội dung 200 m ếch, 2 HCĐ của Hoàng Quý Phước ở nội dung 200 m tự do và Paul Lê Nguyễn ở nội dung 50 m ngửa. Hiện bơi lội Việt Namđã đạt tổng cộng 8 HCV, 5 HCB và 6 HCĐ, xếp thứ 2 toàn đoàn sau đội bơi Singapore (đoạt 14 HCV, 6 HCB và 3 HCĐ).
Giang Lao - Hoàng Quỳnh
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.