Ngoài ra, TP.Hà Nội và các địa phương vệ tinh chủ động bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác (nếu có). Còn khoản chi đầu tư để nâng cấp, cải tạo, sửa chữa các công trình thể thao do Bộ VH-TT-DL quản lý dự kiến hơn 591 tỉ đồng sẽ do Bộ Kế hoạch - Đầu tư cấp vốn. Gồm các dự án: Cung thể thao dưới nước và sân Mỹ Đình thuộc Khu liên hợp thể thao quốc gia, Trường bắn tại Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội, Nhà thi đấu Trường ĐH TDTT Bắc Ninh); chi hỗ trợ tỉnh Hòa Bình chuẩn bị đường đua môn xe đạp địa hình với dự kiến là 11 tỉ đồng.
Trong khoản chi do Bộ Tài chính cấp vốn còn có khoản chi mua sắm và thuê mượn trang thiết bị tổ chức SEA Games 31 dự kiến khoảng 269 tỉ đồng. Trong đó, môn bắn súng tốn kém nhất với 65 tỉ đồng. Môn thể dục 33 tỉ đồng, gồm thể dục dụng cụ 13,4 tỉ đồng; thể dục nghệ thuật 10 tỉ đồng và aerobic 9,6 tỉ đồng. Môn đua thuyền rowing gần 32 tỉ đồng, canoeing hơn 14 tỉ đồng. Bóng bàn cũng phải chi 30,5 tỉ đồng, điền kinh 22 tỉ đồng, môn xe đạp 17,4 tỉ đồng (cả xe đạp đường trường, địa hình), bắn cung 9,3 tỉ đồng. Bóng đá 7,4 tỉ đồng gồm bóng đá nam 4 tỉ đồng và nữ 3,4 tỉ đồng. Bắn đĩa bay 6,1 tỉ đồng; futsal (nam, nữ) 5,9 tỉ đồng; cử tạ 5,7 tỉ đồng. Karatedo và taekwondo cùng tốn 3,4 tỉ đồng tiền mua sắm trang thiết bị tập luyện, thi đấu; còn wushu, judo, pencak silat, quyền anh, vovinam tốn khoảng từ 2,3 - 3 tỉ đồng... Riêng kinh phí tổ chức lễ khai mạc vào khoảng 50 tỉ đồng.
BTC cũng đã dự toán thu từ hoạt động tổ chức SEA Games 31 vào khoảng gần 286 tỉ đồng, trong đó thu khai thác bản quyền (trong nước và quốc tế) khoảng 20 tỉ đồng; thu ăn, ở của các đoàn (theo thông lệ) là hơn 135 tỉ đồng; thu bán vé: 60 tỉ đồng; thu tài trợ: 70 tỉ đồng. Nhưng nếu không thể đón khán giả thì coi như mất khoản thu 60 tỉ đồng. Còn dự kiến thu từ hoạt động tổ chức Para Games 11 vào khoảng hơn 39 tỉ đồng, trong đó thu ăn, ở của các đoàn (theo thông lệ) là hơn 29 tỉ đồng và thu tài trợ 10 tỉ đồng.
Bình luận (0)