Serbia vất vả tìm cách thu hồi súng đạn trong dân sau các vụ thảm sát hàng loạt

Serbia vất vả tìm cách thu hồi súng đạn trong dân sau các vụ thảm sát hàng loạt

La Vi
La Vi
28/05/2023 10:23 GMT+7

Nhiều người Serbia tự nguyện giao nộp súng đạn sau 2 vụ xả súng hàng loạt vào tháng 5.

Cho đến nay, các quan chức Serbia cho biết hơn 26.000 khẩu súng và 1,3 triệu viên đạn đã được giao nộp.

Và Tổng thống Aleksandar Vucic đã cam kết loại bỏ vũ khí ở nước này.

Nhưng Serbia có thể thực sự thoát khỏi súng đạn?

Ông Narcis Selimic, một chủ sở hữu súng hợp pháp, đã mua khẩu súng lục vào những năm 1990 để bảo vệ cá nhân.

Ông nói rằng ông sẽ từ bỏ súng để làm gương cho mọi người.

"Mặc dù tôi tin rằng chính người sử dụng súng — và chắc chắn không phải tôi — đã giết người, nhưng tôi quyết định làm gì đó, bất cứ điều gì, để giải quyết vụ xả súng hàng loạt xảy ra tại trường học. Tôi nảy ra ý tưởng làm gương trong nhóm bạn thân của tôi, và tôi cũng có một cậu con trai 11 tuổi ở nhà", ông Selimic chia sẻ.

Serbia có thể loại bỏ súng đạn? - Ảnh 1.

Số vũ khí được giao nộp cho cảnh sát Serbia trong 10 ngày đầu tiên

REUTERS

Chính phủ Serbia đã đưa ra các quy định mới sau vụ xả súng. Trong đó bao gồm tạm dừng giấy phép súng mới, thắt chặt các quy tắc đối với chủ sở hữu hiện tại và khuyến khích giao nộp vũ khí bất hợp pháp mà không bị tra xét trong một tháng.

Nhưng các đối thủ chính trị - những người trước đây đã kêu gọi kiểm soát súng nhiều hơn - nói rằng các biện pháp này có vẻ dân túy, và không thể giải quyết được vấn đề cơ bản về vũ khí bất hợp pháp và bạo lực xã hội.

Vũ khí quân sự tràn vào Serbia trong các cuộc chiến tranh đã xâu xé nước Nam Tư vào những năm 1990. Chúng thường rơi vào tay tư nhân.

Nhà chức trách đang gặp nhiều khó khăn để đánh giá quy mô hiện tại của vấn đề.

Ông Aleksandar Zivotic, giáo sư lịch sử tại Đại học Belgrade, cho biết: "Ngày nay chúng ta không biết vũ khí được trả lại khi nào, hoặc liệu ai đó đã giữ nó. Và rồi, khi bạn có một lượng lớn vũ khí bất hợp pháp như vậy, bạn sẽ không bao giờ biết liệu vũ khí đó có nằm trong tay những người ban đầu, hay nó sau đó đã được đem cho ai đó hay bán lại. Điều này lại mở ra vấn đề về thị trường chợ đen vũ khí và đạn dược, đây cũng là một trong những vấn đề rất quan trọng".

Serbia có số lượng vũ khí trong dân số ước tính cao nhất ở châu Âu khi cứ 10 người dân thì sẽ có 4 khẩu súng.

Reuters dẫn lời một nhà phân tích cho biết sẽ mất nhiều năm để nhà nước loại bỏ hết vũ khí trong dân.

Một số chuyên gia đang ủng hộ cách tiếp cận tầm khu vực do ở các nước láng giềng cũng tồn tại lượng lớn vũ khí. 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.