Thông tấn xã TASS của Nga dẫn một nguồn tin quân sự giấu tên cho biết lực lượng tăng-thiết giáp từ quân khu miền Nam “đã tích cực sử dụng Armata trong chiến đấu”.
Nguồn tin này nói rằng “một số phương tiện đã tham gia chiến đấu để xem xe tăng T-14 hoạt động ra sao. Sau đó, chúng đã được rút khỏi tiền tuyến”. Tuy nhiên, nguồn tin không giải thích lý do tại sao những chiếc xe tăng tiên tiến nhất lại bị rút khỏi cuộc xung đột.
Xe tăng T-14 được Nga ca ngợi là một phương tiện tiên tiến có mức độ tự động hóa cao. Moscow nói xe Armata trang bị các hệ thống phòng thủ có khả năng chống lại các tên lửa chống tăng mà Ukraine đã triển khai rất hiệu quả trong cuộc xung đột để tiêu diệt các mẫu xe tăng cũ của Nga.
Nga chưa có nhiều xe tăng T-14. Một báo cáo trước đây cho biết loại xe tăng này đã được sử dụng trong vai trò cung cấp hỏa lực gián tiếp trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Vào đầu năm nay, Bộ Quốc phòng Anh cho biết nếu Nga triển khai T-14 thì "có khả năng chủ yếu là vì mục đích tuyên truyền". Tình báo quốc phòng Anh nhận xét "quy mô sản xuất có lẽ chỉ ở mức thấp, trong khi các chỉ huy dường như không tin tưởng vào phương tiện này trong chiến đấu". Nga không có bình luận về thông tin này.
Chiếc xe tăng này lần đầu tiên được ra mắt tại Lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga vào ngày 9.5.2015, nhưng quá trình triển khai lại gặp phải nhiều sự chậm trễ và trục trặc kỹ thuật.
Xe tăng Abrams Mỹ viện trợ Ukraine có kém uy lực?
Điện Kremlin ban đầu lên kế hoạch sản xuất 2.300 xe tăng trong 5 năm, từ 2015 đến 2020. Nhưng vào tháng 12.2021, tập đoàn Rostec của Nga cho biết việc sản xuất khoảng 40 xe tăng chỉ mới bắt đầu và chúng dự kiến sẽ được giao sau năm 2023, theo hãng thông tấn Nga Interfax.
“Các cuộc thử nghiệm cần thiết đối với xe tăng T-14 vẫn đang tiếp tục”, một nguồn tin quân sự giấu tên khác nói với TASS.
Bình luận (0)