Tháng 11.2019, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM gửi Văn phòng Chính phủ và Bộ GD-ĐT đề nghị được phép cấp bằng bác sĩ thú y. Theo văn bản này, từ năm 1985 trường này chính thức đào tạo ĐH ngành thú y và cấp bằng bác sĩ thú y. Hiện thời gian đào tạo ngành này là 5 năm với 166 tín chỉ.
Sẽ đóng cửa hai ngành họcMùa tuyển sinh năm 2020, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM công bố sẽ đóng cửa ngành công nghệ vật liệu dệt may. Theo PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng nhà trường, ngành này chỉ mới mở được 1 năm.
Năm 2019, Hội đồng khoa học của nhà trường đánh giá các công ty chuyên về công nghệ vật liệu sẽ được mở nhiều hơn cũng như các công ty cũ sẽ tăng cường sản xuất, cần nhiều nhân lực. Tuy nhiên, sau 1 năm, lãnh đạo trường nhận thấy sự chuyển biến này quá chậm. Vả lại, nếu học về dệt may, trường cũng có ngành công nghệ may mà thí sinh quan tâm đến lĩnh vực này có thể theo học. Vì vậy, trường quyết định đóng cửa ngành học này.
Năm nay, trường này cũng quyết định đóng cửa ngành kỹ thuật nữ công. Một thời gian dài vừa qua, ngành này đã đào tạo ra nhiều giáo viên dạy môn nữ công tại các trường THCS, THPT trên cả nước. Tuy nhiên, hiện tại ở trường THCS, THPT không còn biên chế cho giáo viên dạy môn học này nữa. Vả lại, trong thời điểm kinh tế hiện tại, ngành này không còn phù hợp. Đăng Nguyên
|
Cụ thể, trong các văn bản và luật Thú y đều có những quy định quyền hạn và trách nhiệm của bác sĩ thú y. Nhưng trên thực tế lại không còn ai được đào tạo với danh xưng này, đây là bất cập giữa luật ban hành không gắn liền thực tế. Hơn hết, sinh viên tốt nghiệp ra trường chịu nhiều thiệt thòi về cơ hội nghề nghiệp nếu không được cấp văn bằng với danh xưng tương ứng.
Trên cơ sở đó, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM kiến nghị Chính phủ và Bộ GD-ĐT xem xét bổ sung ngành thú y vào danh mục các ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù trong dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục ĐH và cho phép cấp bằng bác sĩ thú y để phù hợp cho điều kiện hiện tại.
Tiến sĩ Trần Đình Lý, Phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết ngày 30.12.2019 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 99 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục ĐH. Trong đó, ngành thú y được công nhận là ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù và được cấp bằng bác sĩ thú y trở lại sau 10 năm. Trong khi trước đó, sinh viên tốt nghiệp ngành này được nhận bằng tốt nghiệp ĐH ngành thú y (chuyên ngành bác sĩ thú y) và chuyên ngành chỉ ghi trong bảng điểm, không ghi trên bằng.
Thạc sĩ Nguyễn Hứa Duy Khang, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Cần Thơ, cũng đồng tình với quan điểm nên cấp bằng bác sĩ thú y thay vì bằng cử nhân như hiện tại. Hiện nay trường này đang đào tạo ngành thú y với 2 chuyên ngành thú y và dược thú y, sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân.
Ông Khang nói: “Cấp bằng bác sĩ thú y là cần thiết vì chương trình đào tạo 155 tín chỉ kéo dài 5 năm của trường hiện đang đào tạo người có khả năng chẩn đoán và điều trị bệnh cho động vật. Hơn nữa, bằng bác sĩ thú y sẽ phù hợp với thông lệ quốc tế, dễ dàng hơn cho người học chuyển tiếp ở nước ngoài”.
Tuy nhiên theo ông Khang, ngành học này cần được xây dựng chương trình khung thống nhất theo định hướng đào tạo bác sĩ thú y ở tất cả cơ sở đào tạo.
Bình luận (0)