'Soái ca' Sài Gòn âm thầm giúp nhiều thanh niên có việc làm ổn định

04/11/2016 10:40 GMT+7

Hơn 3 năm làm Chủ tịch Hội LHTN Q.10 (TP.HCM), anh Mai Nhật Phương (33 tuổi), đã đề ra một số mô hình sát với thực tế, giúp nhiều thanh niên hoàn cảnh khó khăn có được việc làm, ổn định cuộc sống.

Anh Nhật Phương là một trong những gương vinh dự được nhận Giải thưởng 15 tháng 10 năm 2016, Giải thưởng danh giá của T.Ư Hội LHTN Việt Nam.
Theo anh Phương để giải quyết bài toán lợi ích cho thanh niên trong các công tác Hội luôn là mục tiêu hàng đầu. Chính vì vậy, ngay sau khi nhận nhiệm vụ Chủ tịch Hội LHTN Q.10 vào giữa năm 2013, Mai Nhật Phương đã triển khai ngay mô hình “Ngày trở về bạn tự tin hơn” để giúp những thanh niên sau cai tái hòa nhập cộng đồng.
'Hot boy' trưởng thôn: 'Soái ca' của bản Tà Lao
Sinh ra nơi núi cao, Năm lớn lên hồn nhiên như con nai con hoẵng qua 26 mùa cây rừng đổi lá, khi thành trưởng cái thôn nghèo rách mồng tơi Tà Lao, chàng trai 9X này cố thay đổi nếp sống, nếp nghĩ của dân bản, giúp họ thoát nghèo...
“Cách làm của tôi là nắm danh sách thanh niên ở địa phương cai nghiện, hoặc mắc phải lầm lỡ đang được giáo dưỡng tại trung tâm cai nghiện hoặc trại giam. Sau đó, lên kế hoạch tổ chức giao lưu, đối thoại tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của họ trước khi được trở lại hòa nhập với cộng đồng. Ngay sau khi những thanh niên này trở về địa phương thì mình kết hợp với mô hình 5+1 gồm các tổ chức đoàn thể tại địa phương (Mặt trật tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi và Đoàn thanh niên) để tìm các đầu mối cung cấp việc làm, cũng như giới thiệu, bảo lãnh cho họ tiếp cận với các nguồn vốn từ phòng lao động thương binh xã hội, ngân hàng chính sách, quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp cho họ tiếp cận”, anh Phương chia sẻ.
Với cách làm này, từ giữa năm 2015 đến nay, Hội LHTN Q.10, do anh Phương làm thủ lĩnh đã giúp được 15 thanh niên hòa nhập cộng đồng, có việc làm ổn định. “Không những thế, có những thanh niên sau khi được cảm hóa, họ tình nguyện trở lại địa phương tham gia các hoạt động có ích cho cộng đồng. Đơn cử như anh Lê Hà Thanh (36 tuổi), thì bất cứ khi nào Hội có chương trình tình nguyện, chúng tôi gọi anh đều sẵn sàng tham gia một cách nhiệt tình, với tinh thần đầy trách nhiệm”, anh Phương nói.
Thêm một “điểm sáng” nữa mà anh Phương đóng vài trò quyết định trong việc thành lập và triển khai có hiệu quả, đó là việc cho ra đời mô hình “Tổ thanh niên làm kinh tế” vào ngày tháng 8.2013. Anh Phương nhớ lại: “Lúc ấy chúng tôi xin chủ trương của Quận ủy và Ủy ban xin được đấu thầu một số bãi giữ xe ở các điểm công cộng để giải quyết việc làm cho thanh niên khó khăn và bộ độ xuất ngũ sau khi hoàn thành niệm vụ trở về địa phương mà chưa xin được việc làm”. Với mô hình này thì cũng giải quyết cho gần 20 thanh niên việc làm với mức thu nhập ổn định.
Giúp thanh niên có việc làm ổn định 1
Mai Nhật Phương (thứ 2, từ phải qua) tặng xe bán nước mía cho hộ nghèo, giúp họ có phương tiện tự tạo việc làm để mưu sinh
Chưa dừng lại ở đó, nắm bắt được nhu cầu thực tế nhiều thanh niên địa phương không có phương tiện đi lại để làm ăn, anh đã triển khai mô hình “Trao phương tiện mưu sinh” cho thanh niên khó khăn và các hộ gia đình cận nghèo. “Với mục đích hỗ trợ cần câu, tôi mong muốn bạn trẻ khó khăn khi nhận được một phương tiện mưu sinh sẽ có hướng làm ăn, tạo ra đồng tiền để nuôi sống bản thân và gia đình”, anh Phương bày tỏ.
Để thực hiện được mô hình này, anh Phương đã triển khai nhiều hình thức để gây quỹ như: nuôi heo đất, vận động các mạnh thường quân, tìm nguồn xe máy cũ sau đó sửa chữa lại…từ đó xác lập chỉ tiêu trong một năm sẽ tặng được bao nhiêu phương tiện và lên danh sách theo thứ tự ưu tiên. Tính đến nay mô hình này đã tặng được 20 chiếc xe máy và 4 xe bán nước mía cho những thanh niên có hoàn cảnh khó khăn có phương tiện làm ăn.
Không những thế, anh Phương còn chủ động liên hệ với các đơn vị dạy nghề như: Trung tâm dạy nghề Q.10, Trường dạy nghề Quân khu 7, rồi vận động các nguồn lực từ xã hội trao các suất học nghề miễn phí cho thanh niên. Trong 2 năm qua, Hội LHTN Q.10 đã trao tổng cộng 700 suất học bổng nghề miễn, giảm học phí cho thanh niên, hội viên nữ tại địa phương có hoàn cảnh khó khăn, với tổng trị giá là gần 260 triệu đồng.
Để đáp ứng nhu cầu về chỗ trọ cho công nhân và sinh viên với giá “mềm”, đảm bảo an ninh, anh Phương triển khai công trình thanh niên “Ngân hàng phòng trọ” để giới thiệu cho bạn trẻ. Anh Phương chia sẻ cách làm: “Thông qua các buổi họp tổ dân phố, mình tham gia vào để vận động cô bác có phòng trống đăng ký với trực tiếp với Văn phòng hội của chúng tôi với giá hỗ trợ để lập danh sách các địa chỉ cho thuê nhà trọ giá rẻ đăng trên trang web của Hội LHTN Q.10, đồng thời gửi danh sách, đường link ấy đến Văn phòng Đoàn-Hội các trường ĐH-CĐ đóng tại địa phương để phổ biến đến sinh viên. Hiện Ngân hàng phòng trọ của chúng tôi có hơn 1.000 chỗ trọ giá rẻ để giới thiệu cho bất cứ ai có nhu cầu”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.