Nó quá ít ỏi và không đủ giúp EU thoát được ra khỏi tình thế khó khăn và khó xử hiện tại. Vấn đề người tị nạn hiện chỉ là một trong ba thách thức lớn đối với tương lai EU. Hai thách thức kia là nước Anh ra khỏi EU (Brexit) và quan hệ với Mỹ dưới thời tân Tổng thống Donald Trump.
Hội nghị chưa đưa lại được câu trả lời, đơn giản vì không ai có thể dự đoán được Brexit sẽ tác động thực tế như thế nào tới tương lai EU và ông Trump sẽ thay đổi như thế nào chính sách của Mỹ đối với EU và NATO. Nhưng ít ra thì ở Malta, EU cũng nhận thức được rất rõ là số phận của EU đang bị đe dọa nghiêm trọng và thực sự. Nhưng vì bế tắc đối sách nên EU chỉ biết kêu gọi nhau đoàn kết nhất trí và hô to khẩu hiệu tự thân vận động, tự lực tự cường.
Hô hào và kêu gọi thì dễ chứ thực hiện thì rất khó bởi về bề ngoài thì EU vẫn tỏ ra rất đồng thuận và hài hòa, nhưng trong thực chất sóng ngầm đã cuộn dữ dội. Brexit là chuyện ván đã đóng thuyền. Nhưng sau những cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội trong năm 2017 này ở Hà Lan, Pháp, Đức và Ý thì sẽ không biết như thế nào.
Trong nội bộ EU hoàn toàn không có sự đồng thuận quan điểm về đánh giá chính quyền mới ở Mỹ nên không thể có được sự nhất trí về đối sách và hành động đối với Mỹ. Nếu không vượt qua đợt sóng ngầm này thì EU sẽ tiếp tục bị thu hẹp trong mối lo âu thường trực là sẽ bị các nhà nước quốc gia độc lập thay thế.
tin liên quan
Cặp bài trùng Putin - OrbanVới chuyến thăm Hungary lần này, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Hungary Victor Orban gặp nhau lần thứ 3 trong khoảng thời gian chỉ hơn 2 năm.
Bình luận (0)