Điều hòa được xem là trang bị tiện ích không thể thiếu giúp người lái điều chỉnh nhiệt độ trong khoang nội thất ô tô. Tuy nhiên, khi nào nên bật/tắt điều hòa để không làm ảnh hưởng xấu đến nguồn điện của xe hay điều chỉnh các mức nhiệt độ, quạt gió ra sao cho phù hợp... Đều là những kỹ năng liên quan đến việc sử dụng hệ thống điều hòa mà không phải lái xe nào cũng biết rõ.
Tin liên quan
Cách dùng chế độ chuyển số tay trên ô tô số tự độngĐa phần ô tô số tự động hiện nay đều tích hợp số tay, số thể thao nhưng không ít “tài mới” vẫn chưa nắm rõ cách sử dụng chế độ này trong các tình huống lái xe.
Làm giảm nhiệt độ cabin trước khi bật điều hòa
Trong những ngày nắng nóng, nhiệt độ trong khoang nội thất ô tô thường cao hơn bên ngoài. Để giảm tải cho hệ thống làm lạnh và bảo vệ sức khỏe người dùng xe hơi.
Trước khi bật điều hòa, nên làm giảm bớt nhiệt độ trong xe, bằng cách đóng mở cửa vài lần rồi bước vào xe, hạ cửa kính cho không khí bên ngoài tràn vào khoang nội thất sau đó khởi động xe, bật quạt gió ở mức cao để thổi hết hơi nóng ra ngoài trong khoảng 3 - 5 phút. Sau khi xe vận hành khoảng vài phút, lúc này có thể đóng cửa kính, nhấn nút A/C bật điều hòa.
|
Cách làm này góp phần giảm tải cho hệ thống làm mát, đồng thời giúp cơ thể thích ứng với sự thay đổi nhiệt độ khi bước từ bên ngoài vào trong xe.
Nên bật điều hòa sau khi đã khởi động xe
Nhiều “tài mới” có thói quen mở hệ thống điện, bật điều hòa ngay sau khi bước vào bên trong xe dù chưa khởi động xe để nhanh chóng làm mát cho khoang nội thất. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kỹ thuật ô tô, thói quen này theo thời gian sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thống phát điện của xe. Bởi khi người dùng bật điều hòa trong khi xe chưa khởi động, ắc quy phải hoạt động để chạy quạt gió. Điều này nếu diễn ra thường xuyên sẽ làm giảm tuổi thọ của ắc quy.
|
Điều chỉnh nhiệt độ, mức quạt gió phù hợp
Sau khi đã bật hệ thống điều hòa, người dùng nên từng bước điều độ làm mát phù hợp với cơ thể, đồng thời giảm dần tốc độ quạt gió. Việc thay đổi tốc độ quạt gió lúc này chỉ làm tiêu tốn điện năng chứ không ảnh hưởng nhiều đến tiêu hao nhiên liệu.
|
Người dùng không nên chỉnh mức làm lạnh cao nhất ngay sau khi bật điều hòa, vì sẽ khiến dàn lạnh hoạt động quá sức. Bên cạnh đó, nếu nhiệt độ trong khoang nội thất quá chênh với bên ngoài điều hòa phải hoạt động hết công suất để đảm bảo hiệu quả làm mát. Điều này làm tiêu tốn nhiên liệu và dễ dẫn đến những hư hỏng cho hệ thống điều hòa.
Chọn chế độ lấy gió
Hệ thống điều hòa trên ô tô hiện nay thường có 2 chế độ lấy gió ngoài và lấy gió trong. Tuy nhiên, khi nào sử dụng chế độ lấy gió trong và trong những điều kiện nào nên lấy gió ngoài thì không phải lái xe nào cũng thành thạo.
|
Theo chuyên gia kỹ thuật của Ford, người dùng nên để chế độ lấy gió trong sau khi bật nút A/C để đảm bảo hiệu quả làm mát nhanh hơn. Tuy nhiên, trong những hành trình dài, lái xe liên tục, lượng oxy trong khoang nội thất sẽ không đảm bảo có thể gây choáng, mệt mỏi cho người ngồi trong xe. Vì vậy, khi qua những khu vực có không khí trong lành, ít khói bụi người dùng nên để chế độ lấy gió ngoài để đảm bảo lượng oxy trong xe.
Bên cạnh đó, khi đi lái xe trong điều kiện trời mưa nên chuyển sang chế độ lấy gió trong để tránh việc không khí ẩm vào cabin có thể gây ẩm mốc.
|
Tắt đều hòa trước khi tắt máy
Trước khi kết thúc hành trình khoảng 10 phút, người dùng nên tắt hệ thống điều hòa trên xe, mở hé các cửa kính, lấy gió ngoài để giảm dần mức chênh lệch nhiệt độ. Nên tập thói quen tắt điều hòa trước khi tắt máy, để tránh trình trạng ắc quy phải chịu tải đột ngột. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng ô tô, người dùng nên chú ý bảo dưỡng, vệ sinh hệ thống điều hòa định kỳ.
tin liên quan
5 lỗi cơ bản ‘tài mới’ thường mắc phải khi lái ô tôQuên chỉnh gương chiếu hậu, hạ phanh tay hay không bật đèn xi nhan khi chuyển làn đường, đổi hướng lái... thường là những lỗi cơ bản mà các ‘tài mới’ hay mắc phải khi lái xe hơi.
Bình luận (0)