Theo Washing Post, Facebook đã tạo thuật toán quyết định từng người sẽ thấy nội dung nào trên News Feed. Hệ thống xếp hạng nội dung dựa trên những biểu tượng cảm xúc (emoji) để đẩy các bài viết khiêu khích, gây tức giận lên đầu bảng tin.
Từ năm 2017, tài liệu nội bộ tiết lộ thuật toán xếp hạng của Facebook đánh giá một nút "phẫn nộ" có giá trị gấp 5 lần một lượt thích, vì những bài đăng kích động sự giận dữ thường thu hút người đọc hơn, và tăng tương tác chính là chìa khóa cho hoạt động kinh doanh của Facebook.
Nghiên cứu nội bộ cho thấy những bài đăng nhiều lượt phẫn nộ thường có nội dung độc hại, tiêu cực |
cHỤP MÀN HÌNH |
Có thời điểm, CEO Mark Zuckerberg còn khuyến khích người dùng thả phẫn nộ mỗi khi không thích bài đăng nào đó. Dù điều này sẽ khiến các dạng bài tương tự xuất hiện trên bảng tin của họ nhiều hơn.
Một số nhân viên Facebook nhanh chóng nhận ra lỗ hổng nghiêm trọng đằng sau thuật toán xếp hạng. Việc Facebook ủng hộ các bài đăng gây tranh cãi sẽ khiến hoạt động spam, lạm dụng và clickbait (mồi nhử nhấp chuột) tràn lan trên nền tảng.
Cựu nhân viên Facebook: kích động thù hận dễ hơn gợi lòng trắc ẩn |
Đến năm 2019, những nhà khoa học dữ liệu của công ty xác nhận các bài đăng nhiều lượt phẫn nộ thường có chất lượng thấp, chứa thông tin sai lệch, độc hại. Tức là trong vòng 3 năm qua, Facebook đã cải tiến một trong những điều tệ hại nhất trên nền tảng.
Một người dùng nói: "Chúng tôi muốn nút dislike (không thích)" và Zuckerberg đề xuất "Bạn có thể dùng nút phẫn nộ" |
chụp màn hình |
Chi tiết cuộc tranh luận nội bộ về emoji "phẫn nộ" trên Facebook đã được cố vấn pháp lý của cựu nhân viên Frances Haugen cung cấp cho Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) và Quốc hội Mỹ, sau đó là tờ Washington Post.
"Giận dữ và căm ghét là cách dễ dàng nhất để thu hút sự chú ý trên Facebook", Haugen nói trước Quốc hội Anh đầu tuần này.
Thuật toán xếp hạng khiến những người kiểm duyệt nội dung và nhóm Liêm chính Facebook bất lực trong cuộc chiến chống lại nội dung độc hại. Thành viên trong nhóm Liêm chính thường cảnh báo về tác hại của hệ thống này nhưng bị lãnh đạo bỏ qua.
Người biểu tình Facebook cầm bong bóng có hình emoji phẫn nộ |
chụp màn hình |
Lợi dụng cảm xúc tức giận chỉ là một trong nhiều đòn bẩy mà các kỹ sư Facebook sử dụng để định hình luồng thông tin và những cuộc thảo luận trên mạng xã hội lớn nhất thế giới. Đòn bẩy này được chứng minh là ảnh hưởng đến nhiều thứ, từ cảm xúc của người dùng, các chiến dịch chính trị, thậm chí kích động những hành vi tàn bạo.
Bình luận (0)