PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, nói: “Tình hình kinh tế xã hội thay đổi từng ngày, nên việc cập nhật lại các đối tượng và vùng miền được hưởng ưu tiên tuyển sinh là việc làm tất yếu nhằm đảm bảo công bằng xã hội”.
Đồng quan điểm, thạc sĩ Hứa Minh Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính - Marketing, thẳng thắn: “Việc điều chỉnh theo hướng giới hạn khu vực và đối tượng ưu tiên tuyển sinh là hoàn toàn hợp lý. Đúng như tinh thần loạt bài Ưu tiên tuyển sinh thế nào để công bằng? mà Báo Thanh Niên đã đăng tải tháng 7 vừa qua, ưu tiên phải dành cho tối thiểu không thể đại trà như hiện nay. Tuy nhiên, thạc sĩ Tuấn cho rằng, việc Bộ cần làm là phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Dân tộc để xác định đúng vùng miền nào thực sự khó khăn cần được hưởng chính sách ưu tiên.
Thạc sĩ Võ Văn Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Văn Lang cũng đánh giá sự thay đổi chính sách ưu tiên là đúng đắn và mang đến sự công bằng hơn rất nhiều. Chẳng hạn, kỳ tuyển sinh năm 2013, đối tượng 04 (người Hoa) ở thành phố cũng được xếp vào đối tượng ưu tiên 01. Năm nay đối tượng 01 này chỉ được ưu tiên ở những vùng khó khăn.
Hà Ánh - Đăng Nguyên
>> Ưu tiên tuyển sinh thế nào để công bằng?
>> Ưu tiên tuyển sinh thế nào để công bằng? - Kỳ 2: Ở đâu cũng thấy ưu tiên!
>> Ưu tiên tuyển sinh thế nào để công bằng? - Kỳ 3: Lãng phí hệ cử tuyển
>> Ưu tiên tuyển sinh thế nào để công bằng? - Kỳ 4: Có đến 82% thí sinh hưởng ưu tiên!
>> Ưu tiên tuyển sinh thế nào để công bằng ? - Kỳ 5: “Ưu tiên” phải là một lượng nhỏ
>> Ưu tiên tuyển sinh thế nào để công bằng? - Kỳ 6: Đã đến lúc thay đổi
>> Ưu tiên tuyển sinh thế nào để công bằng ? - Kỳ 7: Sẽ rà soát, điều chỉnh chính sách
Bình luận (0)