Sức 'công phá' của Hồ sơ Panama trên chính trường thế giới

06/04/2016 10:48 GMT+7

Thủ tướng Iceland, ông Sigmundur Gunnlaugsson đã phải rời chiếc ghế quyền lực chỉ tròm trèm 2 ngày sau khi "quả bom" Hồ sơ Panama “phát nổ”. Đó chỉ là một trong rất nhiều hệ quả của loạt tài liệu này...

Thủ tướng Iceland, ông Sigmundur Gunnlaugsson đã phải rời chiếc ghế quyền lực chỉ tròm trèm 2 ngày sau khi "quả bom" Hồ sơ Panama “phát nổ”. Đó chỉ là một trong rất nhiều hệ quả của loạt tài liệu này...

Người nhà của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có tên trong hồ sơ Panama - Ảnh: ReutersNgười nhà của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có tên trong hồ sơ Panama - Ảnh: Reuters
Dưới đây là thống kê sơ bộ về phản ứng của nhiều nước trên thế giới kể từ sau vụ lộ thông tin “khủng” ở công ty luật Mossack Fonseca (Panama):
Pháp: Pháp đưa Panama vào danh sách các nước không hợp tác trong vấn đề chống trốn thuế, theo BBC. Công ty luật Mossack Fonseca đặt trụ sở ở Panama.
Panama: Panama tuyên bố đang xem xét các biện pháp trả đũa Pháp. Cùng lúc, chính quyền Panama cũng nói rằng sẵn sàng hợp tác với bất kỳ cuộc điều tra nào liên quan đến các thông tin vừa bị lộ.
Chile: Chủ tịch Transparency International (Tổ chức Minh bạch Quốc tế, chuyên theo dõi việc chống tham nhũng ở các nước) Chile - ông Gonzalo Delaveau buộc phải từ chức sau khi "có tên" trong Hồ sơ Panama.
Người dân xuống đường "hất" Thủ tướng Iceland, ông Sigmundur Gunnlaugsson ra khỏi chiếc ghế quyền lực - Ảnh: Reuters
Mỹ: Tổng thống Barack Obama yêu cầu quốc hội nước này lấp lỗ hổng chuyển tài sản sang “trú chân” ở nước ngoài để trốn thuế. Ông nói đây là vấn đề toàn cầu và tất cả các nước cần nỗ lực chống lại. Trước đó, Bộ Ngân khố Mỹ công bố các biện pháp mới thắt chặt việc chuyển tài sản ra nước ngoài với mục đích trốn thuế.
Pakistan: Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif ra lệnh mở cuộc điều tra trước thông tin lộ từ Hồ sơ Panama rằng thành viên gia đình ông sở hữu các công ty ở các “thiên đường thuế” tại nước ngoài.
Đến nay danh sách các nước bắt đầu điều tra liên quan đến hồ sơ Panama bao gồm Nga, Pháp, Úc, New Zealand, Áo, Thụy Điển, Hà Lan…, theo Reuters. Mỹ thì tuyên bố đang xem xét vấn đề.
Thủ tướng Iceland, ông Sigmundur Gunnlaugsson - một trong những nạn nhân đầu tiên của Hồ sơ Panama - Ảnh: Reuters
Trung Quốc cấm truyền thông đưa tin về vụ Hồ sơ Panama, theo AFP. Hoàn Cầu Thời báo của Trung Quốc viết rằng vụ lộ thông tin này mang động cơ chính trị, tố Mỹ từng “đạo diễn” các vụ lộ thông tin trước đây cho báo giới nhằm phá hoại các nước đối thủ. Người nhà của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và nhiều quan chức chủ chốt khác có tên trong hồ sơ Panama.
Hồ sơ Panama là gì?
Truyền thông thế giới những ngày qua tung ra những thông tin chấn động thu được từ hơn 11,5 triệu trang tài liệu được gọi là “Hồ sơ Panama”, do Hiệp hội quốc tế các nhà báo điều tra (ICIJ) công bố vào ngày 4.4, theo Reuters. Số tài liệu này chứa đựng thông tin hoạt động chi tiết đến từng ngày của Hãng luật quốc tế Mossack Fonseca ở Panama trong suốt 40 năm.
Hồ sơ Panama cho thấy ít nhất 12 đương kim hoặc cựu nguyên thủ quốc gia cùng người thân, hàng chục chính khách, tỉ phú và người nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực đã trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua Mossack Fonseca để lập vô số công ty, phần lớn bị nghi ngờ là công ty “ma” với mục tiêu che giấu tài sản, trốn thuế, rửa tiền hoặc che giấu những hành vi phạm tội khác.
Trong số những người được nhắc trong hồ sơ Panama có những người bạn của Tổng thống Nga Putin, người thân của các Thủ tướng Anh, Iceland và Pakistan; Tổng thống Ukraine, gia đình của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cùng một số lãnh đạo đương nhiệm và về hưu của Trung Quốc…
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.