8 cách tăng cường cholesterol tốt cho cơ thể

09/01/2017 09:02 GMT+7

Nếu cơ thể bạn có quá ít cholesterol HDL (còn gọi là cholesterol tốt) và nhiều cholesterol LDL (còn gọi là cholesterol xấu), bạn có thể được chẩn đoán bị cholesterol cao - một 'điều kiện' có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Theo Everydayhealth, dưới đây là 8 cách giúp tăng cường nồng độ cholesterol tốt.
Tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên là một phần quan trọng của lối sống lành mạnh và cũng góp phần làm tăng nồng độ cholesterol tốt. Các bài tập aerobic, chạy bộ, đi xe đạp, bơi lội hoặc nâng tạ vừa phải là những lựa chọn tuyệt vời.
Một nghiên cứu công bố hồi tháng 8.2016 trên tạp chí Diabetes & Metabolism cho thấy phụ nữ sau mãn kinh đạp xe hằng ngày với cường độ cao có thể giúp nâng cao mức cholesterol HDL.

tin liên quan

Tăng cường cholesterol tốt cho cơ thể bằng cách nào?
Nếu cơ thể bạn có quá ít cholesterol HDL và nhiều cholesterol LDL, bạn có thể được chẩn đoán bị cholesterol cao - một điều kiện có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Giảm cân
Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, chỉ cần giảm bớt cân nặng là có thể giúp tăng mức cholesterol HDL. Leah Groppo, chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe Stanford out Stanford, California (Mỹ) cho biết chỉ cần mất 7% trọng lượng cơ thể là đủ để làm thay đổi những chuyển hóa trong cơ thể theo chiều hướng có lợi.
Ngưng hút thuốc
Muốn tối ưu hóa lượng cholesterol HDL, bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt. Nhiều nghiên cứu cho thấy hút thuốc lá không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi, ung thư, tim mạch mà còn ngăn chặn và giảm lượng cholesterol tốt. Thuốc lá làm giảm cholesterol HDL bằng nhiều cách, đầu tiên là ức chế quá trình tổng hợp HDL, tiếp đến ngăn chặn sự hình thành của HDL, và cuối cùng là đẩy nhanh tốc độ giải phóng và chuyển hóa của nó.

tin liên quan

Những sự thật bất ngờ về cholesterol
Nói tới cholesterol, chúng ta thường liên tưởng đến thực phẩm béo và bệnh tim mạch, nhưng đó chỉ là bề nổi, bởi ẩn đằng sau đó còn nhiều điều thú vị khác.
 

Ăn nhiều cá
Ưu tiên bổ sung cá trong chế độ ăn uống có thể làm tăng cholesterol HDL.
Một nghiên cứu công bố trên tạp chí PLoS One trong tháng 2.2014 kết luận chế độ ăn nhiều cá có tác dụng thúc đẩy sự gia tăng kích thước của các hạt HDL trong cơ thể, tự đó giúp cải thiện quá trình vận chuyển cholesterol.
Một ly rượu vang
Nghiên cứu cho thấy uống rượu vừa phải có thể làm tăng nồng độ cholesterol tốt. Sau khi tiến hành xem xét thói quen uống rượu của 11.000 người trưởng thành, các nhà nghiên cứu phát hiện đàn ông tiêu thụ 20 hoặc ít hơn 20 ly rượu trong 1 tuần, và phụ nữ tiêu thụ 10 hoặc ít hơn 10 ly sẽ giúp tăng mức HDL cholesterol, giảm triglycerides (mỡ trong máu) và giảm cholesterol LDL.

Cắt giảm đường
Một nghiên cứu được công bố trong tháng 11.2015 trên tạp chí Nature cho thấy chế độ ăn nhiều carbohydrate ( bánh mì trắng, bánh quy, bánh ngọt) làm giảm đáng kể nồng độ cholesterol HDL, tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa.
Dùng dầu thực vật
Không phải tất cả các loại dầu đều xấu đối với sức khỏe tim mạch. Nhiều bằng chứng khoa học đã chỉ ra dầu ô liu và dầu đậu nành là chất béo không bão hòa có tác dụng làm giảm cholesterol LDL, đồng thời làm tăng cholesterol HDL.
Trong một nghiên cứu được công bố hồi tháng 7.2015 trên Tạp chí Dinh dưỡng, các nhà nghiên cứu tìm thấy bổ sung dầu ô liu trong chế độ ăn giúp giảm nồng độ LDL ở nam giới trẻ khỏe mạnh.

Chọn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
Theo các nhà khoa học, một chế độ ăn uống giàu chất chống oxy hóa giúp làm tăng mức độ cholesterol HDL, cũng như có liên quan đến việc giảm nguy cơ đột quỵ, suy tim, và tình trạng viêm. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa bao gồm chocolate đen, dâu, bơ, các loại hạt, cải xoăn, củ cải, và rau bina.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.