1. Ngồi chân buông thõng
Ngồi chân đung đưa chân có thể ảnh hưởng đến kết quả đo huyết áp vì huyết áp khi nằm và khi đứng là khác nhau, tiến sĩ Nieca Goldberg, từ Trung tâm Y tế NYU Langone, New York (Mỹ), cho biết.
Vị trí thích hợp là ngồi trên ghế, tựa lưng thẳng vào ghế và đặt chân trên sàn, không bắt chéo chân, theo Reader’s Digest.
2. Không đặt tay trên bàn
Nếu cánh tay không có điểm tựa, các kết quả đo huyết áp có thể bị rối loạn. Tiến sĩ Goldberg nói: “Cánh tay phải phẳng trên bàn, không nên lơ lửng trong không khí.
Cánh tay quá cao hoặc quá thấp có thể khiến tim khó bơm để giữ máu lưu thông, sau đó ảnh hưởng đến huyết áp.
3. Đo trong khi đang “mắc tiểu”
Hãy làm trống bàng quang ngay trước khi đo, tiến sĩ Goldberg nói.
Bàng quang đầy có thể làm tăng huyết áp.
4. Đo ngay sau khi vừa hút thuốc xong
|
Hút thuốc không bao giờ tốt cho kết quả đo huyết áp, đặc biệt là ngay trước khi đo. Tiến sĩ Goldberg nói, hút thuốc có thể làm tăng chỉ số vì nó gây ra co thắt động mạch.
5. Đo sau khi ăn những món mặn
Tiến sĩ Goldberg cho biết, ăn một bữa ăn mặn vào ngày hoặc đêm hôm trước có thể tạm thời dẫn đến số đo cao hơn.
Cũng nên lưu ý đến những gì bạn ăn trong ngày đo huyết áp, tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng với nhiều ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc, trái cây và rau. Luôn cố gắng giảm lượng natri trong chế độ ăn uống.
6. Quấn vòng bít đo quá chặt hay quá lỏng
Vòng bít phải được quấn vừa phải. Nếu quá lỏng, sẽ dẫn đến số đo thấp hơn huyết áp thực, nếu quá chặt chẽ, sẽ cao hơn.
7. Đo sau khi đi đường đông đúc
Chuyến đi căng thẳng có thể khiến việc đo huyết áp bị lệch. Giao thông đông đúc trái tim loạn nhịp, hãy nghỉ ngơi trong 5 phút trước khi đo, theo Reader’s Digest.
8. Không uống đủ nước
Mất nước có thể làm giảm chỉ số huyết áp, vì vậy hãy nhớ uống nhiều nước vào ngày hôm trước và mọi ngày.
9. Nói chuyện trong khi đo
Tiến sĩ Goldberg nói, nói chuyện có thể làm tăng huyết áp, vì vậy hãy im lặng trong khi đo huyết áp.
Bình luận (0)