Ăn lót trước khi uống rượu bia có thực sự giảm say?

Ngọc Quý
Ngọc Quý
16/05/2021 00:10 GMT+7

Điều không nên khi uống rượu bia là uống trong lúc đang đói. Một số nghiên cứu cho thấy uống rượu bia lúc đói có thể khiến nồng độ cồn trong máu tăng cao gấp 4 lần so với khi đã ăn.

Khoảng 20 % lượng rượu bia uống vào được hấp thụ ở dạ dày. Phần còn lại sẽ được hấp thụ trong ruột, theo Daily Mail.
Khi uống rượu bia lúc đói, nồng độ cồn trong máu có thể tăng lên rất nhanh. Thời điểm nồng độ cồn trong máu tăng cao nhất là khoảng 1 giờ, sau đó sẽ giảm trong 4 giờ tiếp theo. Nói cách khác, uống khi đang đói khiến chúng ta dễ say và say nặng hơn.
Ngược lại, khi đã ăn thứ gì đó, thực phẩm trong dạ dày sẽ làm chậm quá trình hấp thụ rượu bia, đồng thời đẩy nhanh tốc độ phân rã và đào thải cồn của cơ thể. Nhờ đó, nồng độ cồn trong máu không tăng đột biến.
Trên thực tế, ăn trước khi uống rượu bia có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn, khó chịu, nhức đầu vào ngày hôm sau.
Những món ăn tốt nhất trước khi uống rượu bia là những món giàu vitamin và chứa hàm lượng nước cao, chẳng hạn như trái cây, rau củ.
Ngoài ra, một cách khác để tránh khiến nồng độ cồn trong máu tăng quá nhanh là đừng uống dồn dập. Thay vào đó, hãy uống rượu bia với tốc độ chậm hơn, vừa ăn vừa uống, uống nước xen kẽ với uống rượu bia.
Một số người khi thức dậy sau một đêm chè chén sẽ chọn cách uống cà phê để giảm cảm giác khó chịu. Trên thực tế, chất caffeine trong cà phê chỉ giúp chúng ta cảm thấy tỉnh táo hơn chứ không hề giúp giảm cảm giác nhức đầu, khó chịu do rượu bia gây ra, theo Daily Mail.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.