Đó có phải biểu hiện bị viêm nha chu? Bệnh này có nguy hiểm không và điều trị ra sao? Chị Bùi Mai Phương (36 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM)
Thạc sĩ - bác sĩ Phan Huỳnh An, Khoa Phẫu thuật hàm mặt và Răng hàm mặt, Bệnh viện Đại học Y dược (TP.HCM): Viêm nha chu là tình trạng bệnh lý của mô nha chu bao gồm viêm nướu và viêm nha chu phá hủy. Khi bị viêm, tình trạng nhiễm trùng bắt đầu từ nướu lan dần xuống các cấu trúc của mô nha chu bên dưới, làm nướu mất bám dính vào răng, xương ổ răng bị tiêu hủy và túi nha chu được thành lập.
Nguyên nhân chính và chủ yếu gây ra bệnh viêm nha chu là cao răng, do các vi khuẩn trong cao răng tác động, làm nguy hại đến sức khỏe răng miệng. Cao răng xuất hiện là do các vụn thừa thức ăn sau khi ăn không được làm sạch, tạo thành các mảng bám và sau đó vôi hóa thành cao răng dưới tác động của thời gian.
tin liên quan
Bác sĩ ơi: Làm sao phát hiện bệnh ung thư tuyến tiền liệt?Tôi nghe nói, ung thư tuyến tiền liệt là bệnh ung thư phổ biến ở nam giới, đặc biệt trên 40 tuổi. Vậy, làm sao để phát hiện bệnh từ sớm để có thể điều trị? Ngô Minh Nam (50 tuổi, Biên Hòa, Đồng Nai)
Viêm nha chu là bệnh tương đối nguy hiểm vì là nguyên nhân phổ biến dẫn đến mất răng.
Đây là bệnh không hoàn nguyên, tức bệnh đã xảy thì dù có điều trị tốt đi chăng nữa răng cũng không hồi phục được tình trạng ban đầu. Việc điều trị giúp ngăn chặn bệnh phát triển nhiều hơn hoặc chặn đứng nó lại, kéo dài thời gian tồn tại của răng, chứ kết cục sau cùng vẫn là mất răng.
Việc mất răng sớm sẽ ảnh hưởng nhiều đến chức năng răng, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội gây nhiều bất tiện, đặc biệt với người trẻ.
Bị chảy máu chân răng cũng là biểu hiện của bệnh viêm nha chu. Để được chẩn đoán chính xác, bệnh nhân nên đến khám nha khoa.
Tùy mức độ, bệnh có thể điều trị không cần phẫu thuật bằng cách vệ sinh răng miệng, có thể dùng thêm một số thuốc súc miệng, thuốc đánh răng đặc trị của bệnh nha chu được bác chỉ định. Bác sĩ cũng sẽ dùng các dụng cụ chuyên khoa để lấy mảng bám vi khuẩn, vôi răng bám sâu ở khe nướu và chân răng, làm sạch răng. Trường hợp nặng hơn thì cần phẫu thuật
Để phòng bệnh và tránh tái phát bệnh, phải vệ sinh răng miệng tốt; khám, chăm sóc răng định kỳ; có chế độ ăn uống nhiều rau, chất xơ, hạn chế ăn quà vặt; ăn xong đánh răng liền.
tin liên quan
Bác sĩ ơi: Những loại thuốc viên nào không nên bẻ hoặc nghiền nhỏ?Con tôi 4 tuổi. Mỗi khi bị bệnh, cho cháu uống thuốc rất khó khăn. Tôi thường nghiền nhỏ viên thuốc, pha vô sữa, nước trái cây dụ cháu uống. Vậy có ảnh hưởng gì đến tác dụng của thuốc? Nguyễn Như Ngọc (28 tuổi, Đà Nẵng)
tin liên quan
Không bao giờ được lấy ráy tai!'Không bao giờ được lấy ráy tai', giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Phạm Kiên Hữu, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, khẳng định.
Bình luận (0)