'Không bao giờ được lấy ráy tai', giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Phạm Kiên Hữu, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, khẳng định.
Lấy ráy tai là việc làm vệ sinh tai hoàn toàn sai lầm, gây hại mà hầu hết mọi người không hề hay biết. Giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Phạm Kiên Hữu, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, giải thích và chỉ ra mối nguy hiểm của thói quen này.
Nỗi oan của ráy tai
Tai ngoài của chúng ta giống như cái ống và đáy của cái ống được bịt bởi một lớp màng, gọi là màng nhĩ. Da của ống tai được sinh ra bởi thượng bì của màng nhĩ mọc từ phía trong ra phía bên ngoài. Khi mọc ra phía bên ngoài, phần da này đẩy ráy tai ra cửa tai. Khi cảm thấy hơi ngứa ngứa, vướng thì ta chỉ cần lấy tay khều nhẹ là ráy tai ra ngoài rồi.
Ráy tai thật ra là do các tuyến của da trong ống tai ngoài tiết ra. Nó tạo môi trường axit làm cho tai khô. Chính nhờ vậy, vi khuẩn trong tai không phát triển được.
Đa phần đàn ông khoái lấy ráy tai nhưng họ không biết việc đó có nhiều nguy cơ cho thính lực. Và thật ra ráy tai bị 'hàm oan' từ rất lâu rồi...
Việc lấy ráy tai sẽ làm da trong ống tai bị tổn thương, đồng thời làm cho môi trường axit và sự khô ráo trong ống tai không còn lý tưởng nữa. Như vậy, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ phát triển.
Chưa kể, da trong ống tai lại rất mỏng manh (mỏng chỉ bằng 1/10 da bên ngoài) vô cùng dễ tổn thương, lại tì lên xương. Thế nên, ngay cả tăm bông cũng có thể làm da bị tổn thương. Khi da ống tai bị tổn thương thì mô dưới da sẽ tiết ra dịch, là môi trường lý tưởng cho vi trùng trong tai phát triển.
“Lấy ráy tai là lấy đi lớp bảo vệ, làm da tổn thương và tạo môi trường cho vi trùng trong tai phát triển. Không bao giờ được lấy ráy tai”, bác sĩ Hữu khẳng định.
Có thể điếc, nhiễm trùng não do… lấy ráy tai
Nhiều người thường có thói quen lấy ráy tai khi đi tiệm cắt tóc, gội đầu mà không hề biết rằng đây là việc làm hoàn toàn không nên.
Cấu tạo tai Tư liệu y khoa
Thứ nhất, việc lấy ráy tai này do những người không có chuyên môn thực hiện. Thứ hai, dụng cụ khá sắc bén và ngoáy vô sâu bên trong tai nên nguy cơ tổn thương, nhiễm trùng cao; bất cẩn có thể thủng màng nhĩ tạo điều kiện cho vi trùng ăn sâu vào trong tai.
Thường xuyên bị chảy máu cam suốt nhiều năm nhưng người phụ nữ họ Hạ (57 tuổi, ở Trung Quốc) không biết nguyên nhân. Sự thật đã khiến bà bị sốc nặng khi biết có một chiếc răng mọc trong... hốc mũi.
Khối bướu có kích thước quá lớn (10 x 10 x 5 cm), giới hạn không rõ và phát triển nhanh hơn cả em bé (chưa đầy 1 tháng). Đây là ca thứ sáu được y văn thế giới ghi nhận.
Đừng nghĩ nhiễm trùng tai là đơn giản. Đôi khi có thể gây chết người nếu chúng ta chủ quan
Giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Phạm Kiên Hữu, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM
Màng nhĩ bị thủng sẽ có cảm giác đau, khi đau, theo phản xạ, người đó sẽ xoay đầu qua một bên. Như vậy, cực kỳ nguy hiểm! Bởi lẽ, màng nhĩ là 3 xương nhỏ xíu, có tác dụng khuếch đại âm thanh. Khi chúng ta xoay đầu có thể làm các xương này bị lệch, gãy, gây điếc.
Một điều nguy hiểm nữa là khi làm trầy da ống tai sẽ làm phản ứng viêm, sưng da. Phản ứng viêm đó làm ống tai hẹp lại, ráy tai bị ứ đọng phía bên trong, không ra ngoài được. Khi ráy tai tiết ra càng nhiều mà không có đường thoát ra sẽ dồn lấn vào trong, làm bể màng nhĩ.
Màng nhĩ thủng, bể có khuynh hướng ăn vào trong, làm cho vi trùng từ bên ngoài vào trong tai gây viêm tai giữa rất nguy hiểm.
Ống tai cách sàn sọ (màng não) chỉ có 3 mm. Khi tình trạng nhiễm trùng trong ống tai xảy ra, nhất là ở người lớn tuổi, suy giảm miễn dịch, tiểu đường,.. thì nhiễm trùng có thể ăn lên tới não, gây chết người.
“Đừng nghĩ nhiễm trùng tai là đơn giản. Đôi khi có thể gây chết người nếu chúng ta chủ quan”, bác sĩ Hữu nhấn mạnh.
Một số thói quen mà chúng ta thực hiện thường xuyên tưởng như vô hại lại vô tình khiến đôi tai bị tổn thương, viêm nhiễm lâu ngày dẫn tới sa sút thính lực.
Xử lý khi nhiễm trùng tai
Nếu lỡ lấy ráy tai không khéo, bị nhiễm trùng thì người dân nhất thiết phải tới bác sĩ tai mũi họng xử lý. Nguyên tắc quan trọng nhất khi tai bị viêm là không được khều, móc, tự chăm sóc bằng bất kỳ phương pháp nào.
Chỉ có bác sĩ chuyên khoa mới xử lý, chăm sóc được các trường hợp này để có thể ngăn ngừa diễn biến nặng của các nhiễm trùng từ da ống tai.
Thấy con sốt co giật, nhiều phụ huynh vắt chanh vào miệng trẻ, cho đầu đũa, đầu muỗng vào miệng nhằm cho trẻ không cắn răng, lưỡi. Tuy nhiên, việc làm này vô cùng nguy hiểm đến tính mạng trẻ, làm tình trạng bệnh trở nặng hơn.
Bình luận (0)