Bệnh tim là bệnh 'giết' người nhiều nhất thế giới

22/05/2017 15:01 GMT+7

Nghiên cứu mới cho thấy khoảng 1/3 số người tử vong trên khắp thế giới là kết quả của bệnh tim và đột quỵ. Vì vậy, bệnh tim là 'kẻ giết người số 1' trên toàn cầu.

Theo EverydayHealth, các nhà nghiên cứu cho biết, sự sụt giảm số người tử vong vì bệnh tim ở các nước như Mỹ, Canada, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều nước ở Tây Âu đã bắt đầu làm giảm dần tỷ lệ tử vong do bệnh này trên toàn thế giới trong 20 năm qua.
Tác giả chính của cuộc nghiên cứu, tiến sĩ Gregory Roth, giáo sư tim mạch của Trường Y Đại học Washington (Mỹ) cho biết: "Tuy nhiên, bệnh tim vẫn là mối đe dọa đáng báo động đối với sức khỏe toàn cầu khi xu hướng tử vong do bệnh tim không giảm đối với các khu vực có thu nhập cao. Các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình cũng có nhiều ca tử vong do bệnh tim mạch".
Nghiên cứu được thực hiện do 2.300 nhà điều tra từ 133 quốc gia trên thế giới. Nghiên cứu xem xét tỷ lệ hiện tại của quốc tế về các loại bệnh tim, bao gồm đột qụy, suy tim, bệnh mạch vành, rung tâm nhĩ và bệnh động mạch ngoại biên. Những bệnh này cao nhất ở các quốc gia vùng cận Sahara ở Châu Phi, Trung Á, và Đông và Trung Âu. Trung và Đông Âu cũng có tỷ lệ tử vong vì bệnh tim cao, cùng với Iraq, Afghanistan và một số quốc đảo ở Nam Thái Bình Dương.

Tỷ lệ mắc bệnh tim thấp nhất được tìm thấy ở các nước châu Á thịnh vượng, bao gồm Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc. Một số nước Nam Mỹ như Chile và Argentina cũng có tỷ lệ bệnh tim thấp. Tỷ lệ tử vong thấp nhất là ở Andorra, Pháp, Israel, Nhật Bản, Peru và Tây Ban Nha.
Khoảng 18 triệu người trên khắp thế giới đã chết vì bệnh tim vào năm 2015. Hơn 400 triệu người đàn ông và phụ nữ bị bệnh tim mạch, các nhà nghiên cứu cho biết.
Theo nghiên cứu, tỷ lệ tử vong do tim mạch toàn cầu đã giảm từ năm 1990 đến năm 2010. Giảm từ 393 trường hợp tử vong xuống còn 307 người chết/100.000 người. Tuy nhiên, từ năm 2010 tỷ lệ tử vong đã chậm lại. Từ năm 2010 đến năm 2015, tỷ lệ này giảm xuống còn 286 người chết /100.000 người.
Ông Roth cho biết: "Mức độ cao của bệnh tim mạch được nhìn thấy trên khắp thế giới, cả ở các nước có thu nhập cao và những người ít được tiếp cận các phương pháp điều trị hiệu quả và không tốn kém”.
Ông Roth nói: "Các yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim, như huyết áp cao, chế độ ăn nghèo nàn, cholesterol cao, hút thuốc lá, sử dụng rượu quá mức và béo phì, đều phổ biến trên toàn thế giới... Điều chúng ta cần làm là tìm ra những phương cách sáng tạo để đưa ra các biện pháp điều trị hiệu quả với chi phí thấp tới hàng trăm triệu người không thể tiếp cận chúng."
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí American College of Cardiology số ra ngày 17.5.

tin liên quan

Những điều ít biết về giấc ngủ
Những quan niệm sai về giấc ngủ có thể ảnh hưởng cách chúng ta ngủ. Dưới đây là những điều cần biết về giấc ngủ có thể giúp chúng ta điều chỉnh giấc ngủ tốt cho sức khỏe, theo Medical Daily.

tin liên quan

Tỏi mọc mầm có nên ăn?
Khi tỏi trong kệ bếp bắt đầu nảy mầm, bạn có thể ném nó vì nghĩ rằng nó đã hỏng. Nhưng các chuyên gia y tế nói rằng tỏi mọc mầm vẫn có thể sử dụng và có lợi cho sức khoẻ, theo boldsky.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.