Các chuyên gia chống độc khẳng định, không phải cứ uống bia vào là giải độc được rượu. Vì nếu đã ngộ độc ethanol (có trong rượu, bia) mà vẫn tiếp tục uống thêm rượu, bia thì mức độ ngộ độc càng nghiêm trọng.
tin liên quan
5 biểu hiện của gan nhiễm mỡ phải đề phòngCa bệnh được bệnh viện sử dụng bia điều trị ngộ độc rượu nêu trên là trường hợp ngộ độc rượu cồn methanol. Theo hướng dẫn xử trí ngộ độc methanol của Bộ Y tế ban hành, lọc máu cấp cứu là biện pháp quan trọng hàng đầu và có tính quyết định việc đào thải methanol ra khỏi cơ thể người bệnh.
Ngoài ra, trong quá trình lọc máu thải độc, ethanol cũng có thể được sử dụng theo đường tiêu hóa để tranh chấp chuyển hóa với methanol có trong máu, trì hoãn việc cơ thể hấp thụ cồn công nghiệp vào cơ thể.
Tuy nhiên, biện pháp hỗ trợ này chỉ có thể tạm thời trì hoãn việc chuyển hóa methanol thành các độc chất (a xít formic và format) gây hại cho người bệnh và suốt quá trình điều trị phải được thực hiện, theo dõi sát tại cơ sở y tế có đủ điều kiện, theo hướng dẫn chuyên môn và chỉ định của bác sĩ.
Bộ Y tế khuyến cáo, người dân nên hạn chế sử dụng rượu, bia, do lạm dụng có thể tác hại xấu cho sức khỏe. Khi nghi ngờ ngộ độc do uống rượu, bia thì phải đến ngay cơ sở y tế để được xử trí, điều trị kịp thời. Tuyệt đối không sử dụng rượu, bia không rõ nguồn gốc; rượu, bia giả vì các loại rượu, bia này có thể chứa methanol, là chất cồn thường dùng trong công nghiệp, bị nghiêm cấm sử dụng trong thực phẩm.
Bình luận (0)