Các triệu chứng phổ biến nhất của loãng xương là xương dễ gãy, đau lưng, cong lưng và giảm chiều cao theo thời gian.
tin liên quan
Nguy cơ gãy xương hông trên 50 tuổiNguyên nhân gây loãng xương thường là hàm lượng thấp nội tiết tố nữ estrogen.
Ở thời kỳ mãn kinh, nồng độ estrogen bắt đầu giảm và thiếu estrogen gây mất chất xương, khiến phụ nữ có nguy cơ cao bị loãng xương và gãy xương do xương trở nên giòn và yếu hơn.
Hàm lượng testosterone thấp ở nam giới cũng gây loãng xương. Cánh mày râu cần các nội tiết tố testosterone và estrogen để duy trì sức khỏe xương. Thiếu các nội tiết tố này làm giảm mật độ chất xương, từ đó gia tăng nguy cơ gãy xương hông, gãy xương sống…
Ngoài ra, một số nội tiết tố khác cũng góp phần gây loãng xương. Chẳng hạn, các nội tiết tố tuyến cận giáp được tiết ra quá nhiều trong cơ thể sẽ khiến xương thải quá nhiều can xi vào máu dẫn đến sự suy giảm mật độ xương.tin liên quan
Trị bệnh bằng tế bào gốcCan xi là khoáng chất rất quan trọng mà cơ thể cần có để duy trì sức khỏe của xương và khi thiếu can xi, cơ thể lấy can xi từ xương làm xương bị yếu, gây loãng xương. Vitamin D hỗ trợ cơ thể hấp thu can xi nên thiếu vitamin này dẫn đến sự suy yếu của xương.
Hút thuốc và uống rượu quá mức không chỉ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, mà còn gây loãng xương. Theo trang tin Boldsky, nhiều nghiên cứu cho thấy nicotin trong thuốc lá gây hại sức khỏe xương khi cản trở cơ thể sử dụng can xi, vitamin D và estrogen.
Tương tự, uống quá nhiều rượu ảnh hưởng đến chức năng của tuyến tụy và làm giảm khả năng hấp thu can xi cũng như vitamin D của cơ thể.
Các nguyên nhân khác gây loãng xương bao gồm uống trong thời gian dài một số loại thuốc như cortisone, glucocorticoids, prednisone, hydrocortisone, thuốc chống động kinh..., được dùng để điều trị các tình trạng sức khỏe khác nhau như hen suyễn, viêm đại tràng, viêm khớp dạng thấp, vẩy nến. Thuốc lợi tiểu có thể làm suy yếu xương, dẫn đến loãng xương.
Loãng xương không thể đảo ngược hoàn toàn song bạn có thể kiểm soát chứng loãng xương với sự trợ giúp của một số cách sau.
Có chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm các loại thực phẩm giàu can xi (có trong sữa, hải sản, thịt...) và vitamin D (cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi và tắm nắng giúp cơ thể tổng hợp vitamin D). Tránh hút thuốc lá và uống rượu để ngăn chặn tình trạng xương mất can xi.
Tập thể dục thường xuyên là quan trọng để duy trì sức khỏe của xương. Một lối sống ít vận động dẫn đến mất mật độ xương nhanh hơn. Tập thể dục đều đặn đảm bảo bạn không bị mất xương nhanh chóng. Các bài tập thể dục như leo cầu thang bộ, chạy bộ, đi bộ đường dài, đi bộ nhanh cũng như chơi quần vợt giúp bảo vệ xương.
Bình luận (0)