Giúp hấp thụ chất dinh dưỡng. Các thành phần tạo ra vị đắng có tác dụng giúp cơ thể kích thích dạ dày sản xuất ra a xít, từ đó giúp hỗ trợ việc tiêu hóa thức ăn và hấp thụ được các chất dinh dưỡng được tốt hơn.
Cân bằng vị giác. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng calo tiêu thụ đến từ đường được tìm thấy trong nước ngọt, nước tăng lực, bánh kẹo, ngũ cốc và các loại thức ăn nhanh phụ thuộc vào yếu tố di truyền, khi còn trong bụng mẹ. Tuy nhiên, bạn có thể điều chỉnh lại vị giác của mình để thích ứng với các loại thực phẩm lành mạnh bằng cách ăn các loại thực phẩm có vị đắng. Những thực phẩm này có tác dụng cân bằng lại vị giác, từ đó làm tăng sự thèm ăn đối với các thực phẩm bổ dưỡng.
tin liên quan
Những cách giảm tác hại của bia, rượu với sức khỏeVào dịp cuối năm, nhiều người có thể 'chạy sô' 2-3 tiệc tùng mỗi ngày. Khó có thể từ chối bia, rượu trong dịp lễ tết nhưng cũng có cách uống để không… hại thân.
Giải độc. Các loại rau như bồ công anh, diếp quăn, cải xoăn, rau đắng... chứa nhiều chất dinh dưỡng thực vật được chứng minh có tác dụng hỗ trợ gan, quản lý cholesterol, cân bằng nội tiết tố, giải độc máu và chuyển hóa chất béo. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các thực phẩm đắng có lượng chất xơ phong phú nên có tác dụng làm sạch các chất thải lọc qua hệ tiêu hóa. Hơn nữa, vị đắng trong các loại thực phẩm còn có hàm lượng lưu huỳnh nên giúp giải độc gan, đồng thời làm giảm các độc tố tích tụ lâu ngày trong cơ thể.
Giảm cảm giác thèm đường. Hiệp hội Bệnh tiểu đường Canada phát hiện người bình thường tiêu thụ từ 25 - 30 gr chất xơ và bệnh nhân tiểu đường tiêu thụ khoảng 50 gr chất xơ mỗi ngày có thể giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, các loại rau có vị đắng chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất xơ nên có tác dụng chống lại sự cám dỗ từ các loại thực phẩm chứa nhiều đường.
tin liên quan
Sống thọ hơn nhờ ăn cayĂn thức ăn cay có thể giúp bạn sống thọ hơn, theo một nghiên cứu mới của Mỹ được đăng trên tạp chí PLoS ONE.
Tái tạo máu. Ngoài các tác dụng trên, thực phẩm có vị đắng còn chịu trách nhiệm cân bằng vi khuẩn trong đường ruột bằng cách: ức chế các vi khuẩn có hại, đồng thời giúp các vi khuẩn có lợi sinh sôi, phát triển. Không chỉ vậy, thực phẩm có vị đắng còn được chứng minh có tác dụng tạo máu của đường ruột và tủy xương, có thể giúp cải thiện tình trạng thiếu máu ở một số người.
Kích thích sự trao đổi chất. Nhiều bằng chứng cho thấy các thực phẩm có vị đắng không chỉ thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể mà còn ức chế các chất béo hấp thụ vào cơ thể, từ đó giúp giảm sự thèm ăn đối với những người thừa cân.
tin liên quan
Điều trị ung thư bằng liệu pháp tế bàoNhóm các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Y Hà Nội đang tiếp nhận và
triển khai ứng dụng liệu pháp tế bào miễn dịch trong điều trị bệnh ung
thư từ các chuyên gia Nhật Bản.
Bình luận (0)