Tuy nhiên, caffeine như thế nào là an toàn đối với những người đang cho con bú.
tin liên quan
Phát hiện mới về cà phêHãy tìm hiểu về việc uống cà phê trong khi cho con bú, bao gồm lợi và hại, cùng các nguồn caffein khác, theo Medical News Today.
Uống nước có chất caffein trước khi cho con bú không có khả năng gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Nhiều người được yêu cầu hạn chế hoặc thậm chí loại bỏ caffeine trong thai kỳ do nguy cơ caffeine đi qua nhau thai và ảnh hưởng đến thai nhi đang phát triển.
Tuy nhiên, caffeine ít có khả năng ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh bú sữa mẹ.
tin liên quan
Thêm phát hiện mới về cà phêTheo tiến sĩ Thomas Hale, người chuyên về trong các loại thuốc và sữa mẹ, caffeine là một loại thuốc có nguy cơ thấp trong chừng mực nhất định. Chỉ có khoảng 1% caffeine mà phụ nữ tiêu thụ được ngấm vào sữa mẹ. Số lượng nhỏ này không đủ để gây hại cho hầu hết các bé đang bú mẹ.
Người mẹ nuôi con bằng sữa mẹ muốn tiếp cận an toàn nhất nên cân nhắc việc hạn chế uống caffeine ở mức khoảng 300 mg mỗi ngày, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC). Lượng caffein này tương đương với 2-3 ly cà phê.
Ngay cả uống caffeine hơn 300 mg cũng không gây hại cho em bé. Tuy nhiên, CDC lưu ý rằng, việc tiêu thụ caffeine nhiều hơn 10 ly mỗi ngày có thể gây ra các triệu chứng ở trẻ, chẳng hạn như sự rối rít và bồn chồn.
Nồng độ caffeine trong sữa mẹ sẽ cao nhất sau 1-2 giờ uống cà phê. Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng nên tránh cho bé bú sau 1-2 giờ uống cà phê là cách kiểm soát sức khỏe hiệu quả nhất.
Cà phê không phải là nguồn caffeine duy nhất. Những người quan tâm đến việc tiêu thụ caffeine hoặc những người nhận thấy rằng caffein dường như ảnh hưởng xấu đến trẻ đang bú mẹ nên chú ý đến các loại thực phẩm giàu chất caffein khác, bao gồm: nước tăng lực, trà đen, trà xanh, trà trắng, nước ngọt, sô cô la và các sản phẩm từ ca cao...
Bình luận (0)