Mổ cấp cứu sản phụ bị nhau tiền đạo, giúp mẹ tròn con vuông

22/10/2017 15:12 GMT+7

Ngày 22.10, Bệnh viện đa khoa Xuyên Á (TP.HCM) cho biết BV vừa tiếp nhận sản phụ N.L trong tình trạng mang thai tuần 38, ngôi ngang, đau ở vết mổ cũ nhiều, ra huyết, u xơ tử cung to.

Các bác sĩ xác định sản phụ N.L (43 tuổi, ngụ Q.Gò Vấp) mang bệnh lý nhau tiền đạo. Đây là lần thứ 3 sản phụ mang thai, 2 lần trước đều sinh mổ.
Ngay lập tức bệnh viện đã báo động đỏ nội viện mổ cấp cứu mẹ con sản phụ. Trong quá trình mổ, sản phụ mất rất nhiều máu, vì thế, các bác sĩ phải tiến hành thắt động mạch tử cung, lách qua nhau bắt con.

tin liên quan

Hi hữu chuyện sản phụ sinh con tại... ngã ba đường
Chiều 30.9, bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ Hà, Giám đốc Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Sóc Trăng, cho biết: Sáng hôm nay, Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh tiếp nhận một ca sản phụ sinh ngoại viện khá hi hữu khi sản phụ này sinh con tại chốt giao thông trong lúc chờ đèn đỏ.
Trong lúc mổ, các bác sĩ đã phát hiện 2 bên buồng trứng của sản phụ có 2 khối u to (đường kính 6,7 cm) chứa dịch nâu đen kèm u xơ dạng lạc tuyến trong cơ tử cung làm cho tử cung không co hồi được. Các bác sĩ quyết định cắt tử cung bán phần, truyền máu song song để đảm bảo tốt cho sản phụ.
Sau 6 giờ mổ, ca phẫu thuật thành công. Bé gái vừa chào đời nặng 3,7 kg. Trong quá trình mổ, sản phụ được truyền 4 đơn vị máu, 2 đơn vị huyết tương tươi đông lạnh.
Bác sĩ Trương Thanh Hải, Trưởng khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện đa khoa Xuyên Á, cho biết nhau tiền đạo trung tâm đối với sản phụ mang thai vô cùng nguy hiểm, nhất là trong 3 tháng cuối của thai kỳ và lúc chuyển dạ. Do đó, phụ nữ mang thai cần khám thai định kỳ. Nếu phát hiện thai có nhau tiền đạo trung tâm cần tuân thủ theo tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ tại các cơ sở y tế lớn có chuyên khoa sản.
Nhau tiền đạo là gì?
Bình thường, bánh nhau bám ở vùng đáy hoặc thân tử cung. Trong trường hợp bánh nhau bám ở đoạn dưới tử cung, che một phần hay che kín cổ tử cung thì được gọi là nhau tiền đạo. Nhau tiền đạo nghĩa là bánh nhau nằm trước đường đi của thai nhi khi sanh ngã âm đạo. Do đó, trong những trường hợp này đa số phải mổ lấy thai.
Những ảnh hưởng của nhau tiền đạo trên mẹ và thai là gì?
Ảnh hưởng trên mẹ: Ra huyết âm đạo gây thiếu máu. Nếu ra huyết nhiều có khi gây tử vong.
Ảnh hưởng trên thai. Do mẹ bị thiếu máu vì ra huyết nhiều nên thai nhi dễ suy dinh dưỡng, suy thai. Khi mẹ bị ra huyết nhiều, để cứu mẹ nên bác sĩ phải mổ lấy thai sớm không kể đến thai đủ tháng hay chưa. Khi đó khả năng thai non tháng rất cao và bé dễ bị suy hô hấp vì non tháng và tử vong.
Vì bánh nhau nằm ở phần dưới tử cung làm cho thai nhi khó xoay đầu xuống nên dễ dẫn đến ngôi bất thường: ngôi mông hay ngôi ngang…

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.