Ngày mới với tin tức sức khỏe: Ăn loại đạm nào giúp bạn sống thọ hơn?

06/08/2021 00:16 GMT+7

'Khoa học đã phát hiện, bạn có thể kéo dài tuổi thọ của mình bằng cách chọn đúng loại đạm để ăn', hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để biết ăn loại đạm nào sẽ giúp bạn sống thọ hơn!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem các thông tin hữu ích: 
5 bước tự chăm sóc bản thân mùa đại dịch Covid-19; Bị giời leo, dị ứng hải sản có tiêm được vắc xin Covid-19?... 

Nên ăn loại đạm nào để được sống thọ

Khoa học đã phát hiện, bạn có thể kéo dài tuổi thọ của mình bằng cách chọn đúng loại đạm để ăn. Theo nhiều nghiên cứu, tiêu thụ “nguồn đạm thực vật" có thể làm giảm nguy cơ tử vong sớm đến 24%.

Không nên ăn quá 2 - 3 khẩu phần thịt đỏ mỗi tuần

SHUTTERSTOCK

Nghiên cứu, được đăng trên tạp chí y học JAMA Internal Medicine, đã theo dõi tuổi thọ của hơn 416.000 người trong khoảng thời gian 16 năm.
Kết quả đã cho thấy, thay thế trứng và thịt đỏ bằng đạm thực vật là cách để kéo dài tuổi thọ.
Đạm thực vật bao gồm đậu, các loại hạt và ngũ cốc thô. Thậm chí chỉ cần kết hợp một lượng nhỏ của những thứ này vào chế độ ăn uống là đã có thể kéo dài tuổi thọ.
Cụ thể, chỉ cần thay thế một phần nhỏ đạm động vật bằng đạm thực vật, là đã có thể giảm đến 24% nguy cơ tử vong ở nam giới và giảm đến 21% nguy cơ tử vong ở nữ giới. Thông tin thêm về nghiên cứu này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 6.8.

Hỏi nhanh về Covid-19: Bị giời leo, dị ứng hải sản có tiêm được vắc xin? 

Trong chuyên mục Hỏi nhanh về Covid-19 kỳ này, bác sĩ sẽ trả lời câu hỏi của bạn đọc tại TP.Thủ Đức. Cụ thể: Tôi bị giời leo 3 ngày nay và hay dị ứng khi ăn hải sản, vậy tôi có tiêm vắc xin Covid-19 được không? Tôi cần giữ sức khỏe thế nào sau tiêm khi đang bị bệnh này? (Bích Thủy, ngụ TP.Thủ Đức, TP.HCM).

Bệnh giời leo (Zona) được xem là bệnh cấp tính vì vậy cần trì hoãn tiêm chủng và sẽ tiêm chủng vào một thời điểm khác khi tình trạng bệnh đã ổn

Độc Lập

- ThS.BS Trần Thiên Tài, Trưởng Đơn vị Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cho biết theo hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 của Bộ Y tế hiện nay thì ở mục 6, trong trường hợp người bệnh đang mắc các bệnh lý cấp tính sẽ phải trì hoãn tiêm chủng.
Trường hợp của chị đang mắc bệnh giời leo (Zona) được xem là bệnh cấp tính vì vậy cần trì hoãn tiêm chủng và sẽ tiêm chủng vào một thời điểm khác khi tình trạng bệnh đã ổn. Phần trả lời tiếp theo của bác sĩ Thiên Tài sẽ có trên trang sức khỏe ngày 6.8.

5 dấu hiệu cho thấy bạn vừa có 1 cơn đau tim nhẹ 

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, cứ 40 giây lại có một người ở Mỹ bị đau tim, nhưng không phải lúc nào cũng nguy kịch.

Cần đi khám tim sớm khi có các dấu hiệu bất thường

SHUTTERSTOCK

Trong một số trường hợp, người bệnh thậm chí còn không nhận ra mình vừa đau tim. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận ra một vài dấu hiệu của cơn đau tim nhẹ này.
Theo Trường Y Harvard (Mỹ), nhiều người khó mà nhận ra dấu hiệu của một cơn đau tim nhẹ. Thường họ phải đo điện tâm đồ hoặc làm xét nghiệm thì mới biết. Tuy vậy, bạn có thể sớm nhận ra vấn đề của tim thông qua một vài dấu hiệu tinh vi sau.
Đau ngực. Theo thông tin từTrường Y Harvard, chỉ một nửa số ca đau tim có biểu hiện đau dữ dội ở ngực. Còn lại, người bệnh chỉ cảm thấy hơi khó chịu, áp lực, căng tức hoặc bị chèn ép ở vùng ngực.
Đau cổ hoặc hàm. Đau cánh tay hoặc đau hàm có thể là dấu hiệu của cơn đau tim, đặc biệt là ở phụ nữ. Người bệnh sẽ cảm thấy đau ở vùng dưới bên trái hàm. Cơn đau này có thể xuất hiện đột ngột vào ban đêm và trầm trọng hơn khi bạn tập thể dục. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm 3 dấu hiệu còn lại bạn nhé!
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.