Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các thông tin: Phim X-quang phổi người đã tiêm vắc xin và chưa tiêm có gì khác khi nhiễm Covid-19?; Gừng trị cảm cúm và nhiều bệnh khác; Đã tiêm vắc xin Covid-19 mũi 1, khi nào tiêm mũi 2?; 9 nguyên nhân bất ngờ gây tăng đường huyết...
Chớ dùng quá nhiều vitamin mà tự hại mình!
Đừng lạm dụng vitamin, nếu không bạn có thể bị ốm.
Khi nói đến vitamin và chất bổ sung, bạn nên lưu ý: nhiều hơn không có nghĩa là tốt hơn.
|
Uống quá nhiều vitamin có thể gây ra các tác dụng phụ khó chịu hoặc nghiêm trọng, và một số vitamin hoàn toàn không nên dùng ở dạng bổ sung.
Khó chịu ở dạ dày. Dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn đã uống quá nhiều vitamin hoặc chất bổ sung thường là về đường tiêu hóa. Bạn có thể bị buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Có thể là do bạn đã uống một loại vitamin khi bụng đói (lẽ ra bạn có thể dung nạp tốt hơn với thức ăn) hoặc bạn đang dùng nhiều chất bổ sung hơn mức mà cơ thể bạn có thể xử lý. Để an toàn, bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu một chế độ bổ sung hoặc vitamin mới.
Rụng tóc. Đây là một trong những tác dụng phụ liên quan đến việc uống quá nhiều vitamin A, một loại vitamin tan trong chất béo.
Không giống như vitamin hòa tan trong nước - mà cơ thể loại bỏ bất kỳ lượng dư thừa nào trong nước tiểu - vitamin hòa tan trong chất béo được lưu trữ trong chất béo cơ thể. Nếu bạn dùng quá nhiều, có thể dẫn đến ngộ độc. Các vitamin tan trong chất béo khác là D, E và K, và bạn nên chú ý không vượt quá liều lượng khuyến cáo hằng ngày của mỗi loại. Tăng nguy cơ ung thư; Loãng máu; Các vấn đề về dây thần kinh sẽ là những tác dụng phụ tiếp theo có trên trang sức khỏe ngày 16.8.
Phim X-quang phổi người đã tiêm vắc xin và chưa tiêm có gì khác khi nhiễm Covid-19?
Một bác sĩ, tiến sĩ ở St. Louis, Missouri (Mỹ), đã phát hiện sự khác biệt về tình trạng phổi giữa những bệnh nhân đã tiêm vắc xin Covid-19 và chưa tiêm, khi cả 2 đều bị nhiễm Covid-19, theo CNN.
|
Một bác sĩ ở St. Louis, Missouri (Mỹ), chia sẻ những bức ảnh chụp X-quang phổi của những bệnh nhân nhiễm Covid-19 để cho thấy vắc xin thực sự hiệu quả như thế nào.
Bác sĩ Ghassan Kamel, phụ trách Khoa Hồi sức tích cực tại Bệnh viện SSM Health SLU ở St. Louis (Mỹ), đã so sánh 2 phim chụp X-quang phổi của những bệnh nhân nhiễm Covid của ông, một người đã tiêm chủng và một người chưa tiêm.
Đối với người chưa chủng ngừa, phim chụp X-quang có màu trắng đục, bác sĩ Kamel giải thích có thể đó là vi khuẩn, chất nhầy hoặc chất tiết, theo đài truyền hình KSDK tại St. Louis (Mỹ).
Bác sĩ Kamel nói, những bệnh nhân này chắc chắn ít nhất sẽ cần ô xy và đôi khi còn cần nhiều thứ khác nữa. Họ có thể cần cả máy thở hoặc đặt nội khí quản khi thở máy, cần dùng thuốc an thần và căn bản là cần hỗ trợ sự sống, theo CNN. Nội dung tiếp theo của phát hiện này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 16.8.
Gừng trị cảm cúm và nhiều bệnh khác
Về y học cổ truyền, gừng có nhiều công dụng phòng và trị những triệu chứng thông thường như cảm cúm, đầy bụng, ho...
|
Ở nước ta, gừng dễ trồng trên vườn nhà hay trong chậu, không phải chăm bón nhiều gừng vẫn cho củ.
Lâu nay các bà nội trợ hay dùng gừng làm gia vị phổ biến (như làm nước mắm gừng), dùng nấu canh với cải bẹ xanh và thịt nạc bằm, hoặc làm trà gừng uống khi trời mưa lạnh, hay làm mứt gừng. Dân gian còn dùng gừng trị chứng đau bụng...
Trị cảm cúm, ho. Ở phương diện y học cổ truyền, gừng là vị thuốc có tên gọi là sinh khương, thường được sử dụng trong một số bài thuốc chữa các triệu chứng bệnh thông thường.
Theo lương y Như Tá (TP.HCM), gừng có vị cay, tính ấm. Gừng có tác dụng giúp giải cảm phong hàn (lạnh), làm ra mồ hôi. Trong các bài thuốc trị cảm phong hàn thường cho thêm ít lát gừng tươi để giúp tăng thêm hiệu quả; hoặc nấu cháo gừng dùng cho ra mồ hôi để chữa cảm do thời tiết. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để biết thêm tác dụng của gừng!
Bình luận (0)