Người mang kính sát tròng cần lưu ý những điều này

24/09/2018 11:08 GMT+7

Irenie Ekkeshis (39 tuổi, ở Anh) được chẩn đoán bị viêm loét giác mạc do amip Acanthamoeba gây ra vì cô không vệ sinh kính sát tròng đúng theo quy định.

Cô cảm thấy rất đau mắt kinh khủng và “nhạy cảm ánh sáng” sau khi thức dậy. Trong ngày hôm đó, cô không cảm thấy bớt đau mà trái lại ngày càng nặng vì vậy cô đi khám bác sĩ.
Cô mất ba năm để điều trị. Thuốc nhỏ mắt khử trùng không hiệu quả đối với cô và cô buộc phải phẫu thuật ghép giác mạc, theo CNN ngày 21.9.
Tuy nhiên, sau gần như 8 năm được chẩn đoán, Ekkeshis hiện tại vẫn phải thường xuyên đi đến Bệnh viện Moorfields để kiểm tra vì nhiều vấn đề phát sinh liên quan đến phẫu thuật ghép giác mạc.
Cô chỉ là mộng trong những trường hợp bị viêm loét giác mạc do amip Acanthamoeba được ghi nhận đã bùng phát và gia tăng ở vùng Đông Nam nước Anh từ năm 2011.
Theo nghiên cứu của Đại học London, bệnh viêm loét giác mạc do amip Acanthamoeba gây ra đang có chiều hướng gia tăng gấp ba lần ở vùng Đông Nam nước Anh và thủ phạm chính là kính sát tròng.
Người bệnh có các triệu chứng chẳng hạn như đau mắt dữ dội và suy giảm thị lực.
Bác sĩ nhãn khoa John Dart của Bệnh viện Mắt Moorfields (Anh), dẫn đầu nghiên cứu, nói với CNN bệnh viêm loét giác mạc do amip Acanthamoeba có thể phòng ngừa được.
Nếu người mang kính sát tròng không tuân thủ quy định vệ sinh kính thì họ sẽ bị nhiễm trùng và viêm loét giác mạc. Viêm loét giác mạc do amip là nhiễm trùng nặng nhất.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng trong 100.000 người mang kính sát tròng, có 2 người bị bệnh trên mỗi năm. So với những nơi khác trên thế giới, số lượng bệnh nhân mắc bệnh ở Anh cao hơn.
Ở Mỹ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) ước tính trong 1 triệu người mang kính sát tròng, có 1 hoặc 2 người bị mắc bệnh.
Đội của bác sĩ Dart đã phân tích dữ liệu và thấy rằng số lượng trung bình bệnh nhân bị viêm loét giác mạc do amip Acanthamoeba điều trị tại Bệnh viện Moorfields (phụ trách điều trị cho cả vùng Đông Nam nước Anh) trong giai đoạn 2011 và 2016 tăng đến 50,3 trường hợp từ 18,3 so với những năm trước đó.
Số lượng bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Moorfields chiếm hơn 35% trong tổng số trường hợp của cả nước, theo CNN.
Theo bác sĩ Dart, viêm loét giác mạc do amip Acanthamoeba là một nhiễm trùng hiếm gặp, tuy nhiên khi người bị mắc bệnh thường bị nặng và ảnh hưởng đến sức khỏe và thị lực trong thời gian dài. Chỉ 70% bệnh nhân được trị khỏi trong vòng 1 năm. Số còn lại được điều trị trong vòng hơn 1 năm.
Những bệnh nhân bị viêm loét giác mạc nặng thường bị giảm thị lực 75% vĩnh viễn và ¼ trong số đó cần phải phẫu thuật ghép giác mạc, theo CNN.
Tiến sĩ Frank Larkin, giảng viên của Viện Nhãn khoa trực thuộc Đại học London, cho biết amip Acanthamoeba đang trở nên kháng các loại thuốc và đó chính là lí do tại sao bệnh nhân phải mất nhiều thời gian để điều trị.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.