Theo Everydayhealth, chứng PAD sẽ làm tăng nguy cơ bị các bệnh liên quan đến tim, gây đau tim, nhồi máu cơ và đột quỵ. Dưới đây là 10 dấu hiệu nhận biết bệnh PAD.
Đau chân
Đau chân là triệu chứng vô cùng phổ biến khi bị bệnh động mạch ngoại biên. Bệnh làm cho các động mạch bị tắc nghẽn, khiến máu không thể lưu thông đều đến chân. Một số người có cảm giác chân nặng như chì, đau rát. Khi phát bệnh, cơn đau sẽ xảy ra ở bắp chân, đùi, mông và có thể xảy ra ở cả hai chân. Cơn đau có thể tái phát nhiều lần, xuất hiện sau khi đi bộ một quãng dài.
tin liên quan
Ráy tai 'tiết lộ' tình trạng sức khỏe của bạnRáy tai còn được gọi là cerumen, là một chất tiết được tích tụ trong phần trong của ống tai ở hầu hết các động vật có vú, bao gồm cả con người.
Chuột rút vào ban đêm
Trong khi ngủ, những người bị bệnh động mạch ngoại biên có thể bị chuột rút hoặc co thắt cơ, điển hình là ở gót chân, ngón chân cái do chân không nhận đủ lượng máu. Vì chân không có đủ lượng máu và các chất dinh dưỡng, nên người bệnh cũng sẽ thấy các dấu hiệu như rụng lông chân hay sau khi cạo lông, lông chân mọc lại rất chậm, phần da ở chân sẽ bị nhạt màu và mất đi sự đàn hồi.
Màu da và móng thay đổi
Bệnh động mạch ngoại biên có thể gây ra những thay đổi ở móng chân và da chân, mà dấu hiệu rõ nhất là sự thay đổi màu da ở chân. Khi nhón chân lên, phần da chân sẽ có màu trắng hơn vì máu trong cơ thể bị cản trở đi tới chân. Khi chân đung đưa thì da có thể sẽ đổi sang màu đỏ hoặc tím do các mạch máu giãn nở nhằm tăng cường lưu thông máu tới chân. Những người bị bệnh PAD, bàn chân hoặc ngón chân có màu nhợt nhạt hơn hoặc hơi xanh do thiếu máu.
tin liên quan
Những dấu hiệu 'tố cáo' bạn ăn quá ít rau quảĂn ít rau củ và hoa quả, cơ thể sẽ tiêu thụ không đủ chất xơ cần thiết, gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
Lạnh chân
Khi sờ vào chân hay bàn chân của người bị bệnh PAD sẽ có cảm giác lạnh và mát, đặc biệt là dấu hiệu này chỉ thấy ở một bên chân.
Vết thương lâu lành
Với những người bước vào giai đoạn sau của bệnh động mạch ngoại biên, việc lượng máu tới chân giảm có thể sẽ làm cho các vết loét không lành. Vết loét thường có màu nâu hoặc đen và chúng thường gây đau (bệnh tiểu đường cũng có những vết loét ở chân nhưng không gây đau đớn).
Rối loạn cương dương
Đây hoàn toàn không phải triệu chứng điển hình của bệnh động mạch ngoại biên, nhưng nó cũng có thể gây rối loạn cương dương. Các động mạch chậu trong là động mạch quan trọng giúp cung cấp lưu lượng máu cho sự cương cứng. Nếu số lượng lớn các động mạch chậu trong đều bị tắc nghẽn thì sẽ dẫn tới tình trạng rối loạn cương dương.
tin liên quan
Phát hiện bất ngờ về ăn mặnĂn mặn làm tăng cơn đói bụng do lúc này nhu cầu nạp năng lượng của cơ thể cao hơn.
Tê bì, yếu chân
Nếu cảm thấy chân có cảm giác bị tê hoặc yếu hơn mọi khi trong lúc nghỉ ngơi, thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh động mạch ngoại biên.
Teo cơ bắp chân
Teo cơ bắp chân là một trong những dấu hiệu hay gặp ở người bị bệnh động mạch ngoại biên ở mức độ nặng, nói một cách khác là chân bị giảm kích thước cơ ở bắp. Một số người lầm tưởng teo bắp chân là bệnh bẩm sinh, nhưng thực chất nguyên nhân là do thiếu máu tới chân nên dẫn đến suy giảm số lượng và kích thước của các sợi cơ.
tin liên quan
Sa sinh dục - nỗi khổ biết tỏ cùng ai?Sa sinh dục (hay còn gọi sa các cơ quan vùng chậu) là tình trạng bàng quang, tử cung hoặc trực tràng bị sa ra khỏi âm hộ. Bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến 41% phụ nữ trên 60 tuổi.
Bình luận (0)