Lô vắc xin đầu tiên đã được sản xuất dành cho việc thử nghiệm lâm sàng dự kiến ngay trong tháng 8 này nếu được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép.
Một trong những lợi thế to lớn của vắc xin sử dụng công nghệ mRNA (như của Pfizer hay Moderna) là chúng có thể dễ dàng được cập nhật để phù hợp với các biến thể mới, chỉ bằng cách cắm mã di truyền của biến thể vào RNA thông tin (mRNA).
Ngoài ra, theo một nghiên cứu do các nhà khoa học tại các trường đại học hàng đầu của Anh hợp tác thực hiện, công bố trên trang web khoa học Pitch, khoảng cách giữa hai liều vắc xin Pfizer càng xa, khả năng chống lại biến thể Delta càng cao.
Sau khi xem xét phản ứng miễn dịch của 503 nhân viên y tế, kết quả cho thấy phản ứng của kháng thể lẫn tế bào T có khả năng chống lại biến thể Delta ở những người khoảng thời gian dài giữa hai liều (6 - 14 tuần) đều cao hơn so với những người có khoảng thời gian ngắn (2 - 5 tuần).
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng hai mũi tiêm Pfizer tạo ra phản ứng miễn dịch cao hơn đáng kể so với chỉ một liều. Vì vậy, việc chờ đợi quá lâu để tiêm mũi thứ hai có thể gây ra rủi ro nhiễm SARS-CoV-2.
Bình luận (0)