Phát hiện mới: Ăn nhiều đường dễ bị bệnh loãng xương

Thiên Lan
Thiên Lan
17/04/2019 14:34 GMT+7

Tiêu thụ nhiều đường gây ra các vấn đề sức khỏe khác nhau như bệnh tiểu đường và ung thư.

Nghiên cứu mới tiết lộ rằng tiêu thụ nhiều đường trắng tinh luyện có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương, theo Natural News.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét tác động của muối ăn và đường trắng đối với sự phát triển của bệnh loãng xương. Muối hoặc Natri từ lâu bị kết tội là thủ phạm gây ra bệnh loãng xương, nhưng các nhà nghiên cứu đã tìm thấy điều bất ngờ.
Trong bài đánh giá được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa bang Missouri (Mỹ), các tác giả đã tiết lộ rằng đường mới chính là thủ phạm thực sự.
Họ báo cáo rằng việc viêm nhiễm do đường gây ra, làm tăng lượng a xít đến thận và tăng mức độ insulin.
Đồng thời, nó làm giảm lượng canxi hấp thu và tăng bài tiết canxi. Từ những phát hiện này, các nhà nghiên cứu kết luận rằng tiêu thụ quá nhiều đường dẫn đến việc giải phóng canxi và magiê từ xương, làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương, theo Natural News.
Nghiên cứu trước đây cho thấy đường tinh luyện có thể làm tăng vọt đột ngột lượng đường trong máu vì nó được cơ thể hấp thụ nhanh chóng. Từ đó, cơ thể phản ứng với sự tăng vọt đột ngột lượng đường trong máu bằng cách rút canxi thiết yếu từ xương, dẫn đến tăng bài tiết nước tiểu.
Ngoài ra, đường làm gián đoạn quá trình hấp thụ và vận chuyển canxi, chuyển đổi và hấp thu vitamin D để tạo xương, cũng như kích hoạt một loại enzyme cụ thể cần thiết cho sự hình thành xương mới.
Hơn nữa, đường làm tăng sản xuất a xít lactic trong mô xương và làm gián đoạn hoạt động của các nguyên bào xương, là những tế bào chuyên biệt tạo xương.
Đường cũng làm tăng sản xuất cortisol, hoóc môn căng thẳng. Nồng độ cortisol cao có thể kích hoạt bệnh loãng xương.
Sau đây là một số lời khuyên cho việc cắt giảm đường.

1. Thay đổi loại nước uống

Thay vì uống đồ uống có đường như nước ngọt và đồ uống thể thao, hãy uống nước lọc. Đối với một số hương vị, bạn có thể thêm lát chanh hoặc quả mọng hoặc lá bạc hà.

2. Tránh thêm đường vào thức ăn hoặc đồ uống

Không thêm đường và xi-rô vào thức ăn và đồ uống như ngũ cốc, bánh kếp, cà phê và trà.
Thay vào đó, hãy thử thêm trái cây tươi như chuối và anh đào hoặc trái cây khô như nho khô và quả nam việt quất vào ngũ cốc hoặc bột yến mạch, theo Natural News.

3. Tránh trái cây đóng hộp

Trái cây đóng hộp chứa lượng xi-rô cao. Tốt nhất là ăn trái cây tươi, đông lạnh hoặc khô.

4. Thử dùng chiết xuất

Bạn cũng có thể sử dụng các chất chiết xuất như hạnh nhân, chanh, cam hoặc vani thay vì đường trong công thức nấu ăn.

5. Tránh các sản phẩm có bổ sung đường

Thực phẩm thường bổ sung đường bao gồm bánh mì, bánh, kẹo, kem, mứt và pizza. Bạn có thể đã thêm đường mà bạn không biết vì chúng ẩn đằng sau nhiều tên. Chúng có thể ở dạng đường nâu, đường thô, chất rắn xi-rô ngô, chất làm ngọt ngô, chất làm ngọt fructose, xi-rô ngô cao fructose, fructose lỏng, xi-rô mạch nha và lúa miến. Các tên khác của đường bao gồm dextrose, dextrin, sorbitol và sucrose.

6. Tránh chất ngọt nhân tạo

Chất ngọt nhân tạo có liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác nhau như ung thư và tăng mức chất béo trung tính. Nên tránh sử dụng các chất ngọt nhân tạo.
Ngoài việc giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương, loại bỏ đường bổ sung từ chế độ ăn uống cũng có thể làm cho làn da của bạn trẻ hơn, tăng cường năng lượng, giúp bạn giảm mỡ bụng, giảm cân nhanh hơn và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và các bệnh khác như bệnh tim mạch.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.