Nghiên cứu trên loài khỉ, các nhà khoa học thuộc Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ) phát hiện vi rút Zika dường như không lây truyền qua nước bọt. Theo Hãng tin UPI dẫn lời các chuyên gia, cấu trúc của nước bọt có thể là lý do chính khiến Zika không thể di chuyển từ người này sang người khác. Chuyên gia Dawn Dudley tại đại học trên giải thích rằng đặc tính sền sệt và dính của nước bọt cản trở khả năng vi rút di chuyển đến các tế bào chúng có thể lây nhiễm. Các nhà khoa học cũng lưu ý là nghiên cứu được thực hiện trên động vật thường chưa chắc đem lại kết quả tương tự ở người. Công trình nghiên cứu này được công bố trên chuyên san Nature Communications.
tin liên quan
'Sát thủ thầm lặng' viêm gan siêu vi C: Nhiều người mắc bệnh mà không biếtViêm gan siêu vi C là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây viêm gan mạn tính chuyển biến thành xơ gan và ung thư. Tuy nhiên, ít người biết mình mắc bệnh khi ở giai đoạn sớm mà chỉ phát hiện ra khi đã muộn.
Cần biết, muỗi là nguyên nhân chính gây nhiễm Zika ở người. Sau khi người bệnh bị nhiễm, vi rút này vẫn còn trong máu và nước bọt trong vài tuần. Và nó vẫn hiện hữu trong chất lỏng cơ thể, như sữa mẹ trong nhiều tuần, tinh dịch đàn ông trong nhiều tháng - các nhà nghiên cứu cho biết. Zika có thể lan truyền từ người này sang người khác qua quan hệ tình dục.
tin liên quan
Nhiều trường hợp tử vong do dịch bệnhBáo cáo công tác y tế tháng 4.2017 của Bộ Y tế cho thấy từ đầu năm đến nay, cả nước có hàng chục người tử vong do mắc các loại dịch bệnh.
Bình luận (0)