Tại sao không nên để thú cưng liếm mặt?

11/11/2016 21:54 GMT+7

Tiến sĩ Neilanjan Nandi, Phó giáo sư y khoa tại Đại học Drexel ở Philadelphia (Mỹ) chia sẻ trên The New York Times rằng, không nên tiếp xúc với miệng của chó, mèo hay thú cưng vì nhiều khả năng sẽ bị lây bệnh.

Cụ thể, miệng của vật nuôi, đặc biệt là chó, mèo là môi trường sinh nấm men, vi rút và vi khuẩn. Ý kiến cho rằng nước bọt của chó, mèo có thể chữa lành vết thương của chúng nên hoàn toàn vô hại khi tiếp xúc với người là thiếu chính xác. Thực tế, tiến sĩ Nandi giải thích rằng, nước bọt của chó, mèo được “thiết kế” để chữa lành vết thương của chính nó, và một số sinh vật có trong miệng chó, mèo không tốt cho người.
Tiến sĩ Mary Beth Leininger, Phó giám đốc Tập đoàn bảo hiểm thú y nói với tờ Daily rằng, cô đồng ý với ý kiến trên nên có khoảng cách nhất định khi tiếp xúc với miệng của thú cưng. “Bởi vì chó, mèo thường liếm xung quanh hậu môn, chúng có thể nuôi dưỡng ký sinh trùng trong nước bọt”, tiến sĩ Mary cho biết.
Các vấn đề về tiêu hóa là một trong một số bệnh phổ biến có thể lây từ chó sang người. Tuy nhiên, từ nhiều quan sát y tế còn cho thấy dị ứng da, đường hô hấp, các loại nấm cơ thể, và bệnh Lyme cũng được truyền từ vật nuôi.

tin liên quan

Ôm nựng chó cưng, có an toàn cho bạn?
Bạn nuôi chó và thường dùng hành động ôm, nựng để thể hiện tình cảm, nhưng đôi khi hành động này vô tình làm chúng cảm thấy khó chịu, theo dailymail.
Mặc dù hiếm, nhưng theo báo cáo mới đây từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cho thấy số lượng mắc các bệnh dị ứng, nhiễm trùng do vi khuẩn và bọ chét từ vết thương do mèo cào, chó cắn dường như đang gia tăng, đặc biệt từ các hộ gia đình có trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 9.
Do đó, cách tốt nhất là bạn không nên nuông chiều quá mức để thú cưng liếm mặt. Rửa tay sau khi chơi với thú cưng cũng có thể hữu ích để bảo vệ sức khỏe của chính bạn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.