Theo tư liệu của Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, năm 2017, tại Cao Bằng có 5 trẻ nhập viện điều trị, trong đó 3/5 trẻ tử vong sau ăn vải. Trước đó, năm 1999 tại tỉnh Bắc Giang trong mùa thu hoạch vải thiều đã xuất hiện một số ca bệnh là trẻ em với biểu hiện lâm sàng như hội chứng viêm não cấp (HCVNC) nhưng diễn biến tối cấp, gây tử vong ở trẻ em sống ở một số huyện miền núi trồng vải. Trước thực tế đó, ngành y tế địa phương và các chuyên gia của Bộ Y tế đã có các điều tra tìm kiếm nguyên nhân.
tin liên quan
Cấp cứu 17 trẻ nuốt dị vật, 1 trẻ tử vongNăm 2007, tại Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, các nhà khoa học đã phối hợp với các nhà khoa học của Viện Pasteur Paris nghiên cứu về nguyên nhân tử vong ở trẻ em trong mùa vải chín.
GS Phan Thị Ngà, nghiên cứu viên cao cấp của Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, người có hơn 30 năm nghiên cứu về các tác nhân gây bệnh viêm não, cho biết: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã xác định nguyên nhân gây HCVNC giai đoạn 2008 - 2011 tại Bắc Giang. Trong số các tác nhân gây HCVNC, ngoài các trường hợp do vi rút viêm não Nhật Bản, còn có một số trường hợp do vi rút đường ruột. Nhưng cũng với nghiên cứu này, lần đầu tiên nhóm nghiên cứu đã xác định tác nhân khiến 9 trẻ có triệu chứng HCVNC là do hoạt chất Hypoglycin A/Methylenecyclopropylglycine (HGA/MCPG) trong quả vải chín.
Ảnh hưởng của quả vải với trẻ suy dinh dưỡng và bỏ bữa
Lý giải về nguyên nhân hoặc tình huống nào khiến quả vải chín có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và vì sao rất nhiều người ăn vải nhưng chỉ một số người có hiện tượng bất thường, đặc biệt là trẻ em ở vùng nông thôn miền núi trồng vải, GS Ngà cho hay, theo nghiên cứu, tình trạng trên được cho là có liên quan với hợp chất HGA/MCPG có trong vỏ quả vải và trong hạt vải.
tin liên quan
Cảnh báo nguy cơ dịch bệnh ở trẻ nhỏHợp chất HGA/MCPG này khi vào cơ thể có tác dụng làm hạ đường huyết nhanh trong máu dẫn đến thiếu dinh dưỡng cho mô não, nếu trẻ ăn quá nhiều vải khi đói để thay cơm và đặc biệt trên những trẻ em thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng. Khi não bị thiếu đường nuôi dưỡng do hạ đường huyết thì sẽ gây tổn thương não, xuất hiện bệnh cảnh giống như HCVNC.
Theo nhóm nghiên cứu, ở vùng nông thôn, vào mùa vụ thu hoạch vải, trẻ có thể bỏ bữa ăn hoặc trên thể trạng suy dinh dưỡng mà ăn quá nhiều vải lúc đói, chính điều này làm cho tình trạng hạ đường huyết tối cấp gây tổn thương não bộ, dẫn đến việc trẻ có biểu hiện như một thể viêm não tối cấp như: la hét, co giật, hôn mê và một số dẫn đến tử vong nhanh ngay trong ngày.
tin liên quan
'Giải mã' thông tin trẻ em Ấn Độ tử vong do ăn vải: Đừng ăn vải lúc bụng đóiQuá trình can thiệp truyền thông với các khuyến cáo trên tại Bắc Giang đã làm giảm thiểu các ca bệnh tối cấp dẫn đến tử vong từ sau vụ dịch 2011 ở những vùng miền núi trồng vải của tỉnh Bắc Giang. Trước năm 2012, số ca bệnh HCVNC ở trẻ em thuộc tỉnh Bắc Giang cao nhất nước, nhưng từ năm 2012 cho đến nay đã không còn ghi nhận xảy ra tình trạng trên.
“Hiện nay, cây vải thiều được di thực lên nhiều tỉnh miền núi và Tây nguyên cho thấy bài học kinh nghiệm này cần chia sẻ rộng rãi”, GS Ngà nêu ý kiến.
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, tuyệt đối không ăn vải xanh, vải chưa chín hẳn, vì các nghiên cứu tại nước ngoài cũng tìm thấy chất có tác dụng hạ đường huyết trong vải xanh cao gấp 2 - 3 lần trong quả vải chín.
Quả vải không ảnh hưởng đến sức khỏeThiên nhiên đã cho chúng ta quả vải thiều, đây là một đặc sản rất ngon, ai cũng có thể ăn được và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Điều cần lưu ý là rửa tay, rửa quả vải trước khi ăn. Riêng với trẻ em, không ăn quá nhiều vải lúc đói. Với người bị tiểu đường, nên ăn cả phần trắng ở đầu hạt vải, vị chát nhẹ - nó sẽ giúp cho người bị tiểu đường không bị đường huyết tăng cao do ăn vải.
GS Phan Thị Ngà (Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư)
|
Bình luận (0)