>> Cộng đồng doanh nhân phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép
>> Tàu kiểm ngư VN áp sát giàn khoan Hải Dương - 981
>> Vì sao Trung Quốc ngang ngược đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam?
>> Hoàng Sa sáng 14.5: CSB Việt Nam áp sát giàn khoan, tàu Trung Quốc điên cuồng cản phá
Thưa ông, ngoài sử dụng biện pháp hòa bình, nhiều ý kiến cho rằng cách tốt nhất để ngăn chặn các hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam từ phía Trung Quốc là kiện ra tòa quốc tế. Ông nhìn nhận thế nào về khả năng này?
Mục đích của chúng ta là phải giữ hòa bình, ổn định để phát triển, nên chúng ta dùng các biện pháp đầu tiên là ngoại giao đã. Tôi nghĩ ngoại giao Nhà nước, ngoại giao nhân dân và vừa qua nhiều tổ chức, đoàn thể quần chúng đã lên tiếng, ra tuyên bố phản đối hành vi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou - 981) vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài cũng đã ra tuyên bố phản đối hành vi trên của Trung Quốc. Dư luận quốc tế cũng đã và đang ủng hộ chúng ta.
|
Tôi nghĩ pháp lý cũng là một biện pháp phải tính tới. Bởi vì chúng ta có đầy đủ cơ sở pháp lý để đấu tranh vấn đề này. Đây là vấn đề lâu dài, chúng ta không bỏ qua bất cứ cơ hội hay một khả năng nào để đạt được mục tiêu: Trung Quốc phải rút giàn khoan này ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của chúng ta.
Thường khi dư luận quốc tế lên tiếng, Trung Quốc vẫn im lặng, điều này phản ánh điều gì?
Chúng ta phải kiên trì vì mỗi một đối tượng có tính cách khác nhau. Chúng ta là láng giềng của Trung Quốc bao nhiêu năm rồi, chúng ta kiên trì, bình tĩnh, không thể nghĩ rằng một sớm một chiều chúng ta đấu tranh có kết quả ngay được. Cho đến nay, ta đã huy động được sự đoàn kết của dân tộc, không những thế, cả người Việt Nam ở nước ngoài, dù có những khác biệt, thù hận, nhưng khi tổ quốc đã đứng trước thách thức to lớn như thế thì bà con ở nước ngoài hưởng ứng và ủng hộ chúng ta. Xem tin ở các nơi thấy đều có cuộc đấu tranh tuần hành đòi Trung Quốc phải rút giàn khoan ra khỏi vùng biển đặc quyền kinh tế của chúng ta. Chúng ta vẫn phải tiếp tục kiên trì.
Vậy theo ông, sức mạnh lớn nhất trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền của chúng ta lần này là gì?
Tôi nghĩ cái lớn nhất là chính nghĩa của chúng ta, ta có chính nghĩa. Luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước Luật Biển 1982 chỉ rõ đây là vùng hoàn toàn nằm trong thềm lục địa cũng như vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta. Không ai có thể chối cãi điều này. Từ chính nghĩa, chúng ta phát huy được sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, đây là truyền thống của chúng ta bao đời nay. Lực lượng bao giờ chúng ta cũng nhỏ hơn Trung Quốc, không những nhỏ hơn Trung Quốc mà nhỏ hơn các cường quốc trước đây xâm lược chúng ta, nhưng cuối cùng chúng ta vẫn chiến thắng. Tôi nghĩ, chính nghĩa và sự đoàn kết dân tộc, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của thế giới, trong đó không phải chỉ có dư luận của nhân dân. Dư luận nhân dân bao giờ cũng ủng hộ chúng ta nhưng lần này, chính giới của nhiều nước quan trọng, giới nghiên cứu, các tổ chức nhiều nước đều lên tiếng đồng tình với chúng ta và phê phán Trung Quốc. Chúng ta ở thế mạnh.
Bảo Cầm
Bình luận (0)