Bụi: Là tác nhân gây cảm lạnh, hen, dị ứng và những rối loạn hô hấp. Vì vậy, bạn nhớ dùng một miếng vải ẩm khi làm vệ sinh đồ đạc trong nhà để tránh hít bụi. Một ngôi nhà sạch có thể xua đuổi côn trùng.
Côn trùng: Mạt bụi, bọ ve, động vật gặm nhấm và gián là những tác nhân có thể gây hen suyễn. Bạn cần siêng năng đổ rác, diệt trừ côn trùng và ngăn ngừa côn trùng quay lại.
Khói: Bạn nên cai nghiện thuốc lá vì hút thuốc có thể gây ra những cơn hen suyễn. Ngoài thuốc lá và xì gà, hen suyễn có thể bị kích hoạt bởi khói từ các vụ hỏa hoạn, đốt rác và khói xe.
Nhiệt độ: Thay đổi thời tiết, nhiệt độ khô và lạnh, sự gia tăng mật độ phấn hoa trong không khí và thậm chí ô nhiễm môi trường có thể gây ra hen suyễn.
Rèm cửa và thảm: Hai vật dụng này ít được chú ý khi vệ sinh nhà cửa. Tuy nhiên giặt và hút bụi đồ vải thường xuyên là cách tốt nhất để đẩy lùi hen suyễn.
Nấm mốc: Thường sinh sôi trong môi trường ẩm ướt và phát triển mạnh vào mùa mưa. Sơn tường và dùng sơn chống thấm giúp loại bỏ mốc trong không khí.
Cảm lạnh, viêm xoang: Nếu bị cảm lạnh, ho và viêm xoang, nhiều khả năng bạn đang bị một cơn hen suyễn. Điều bạn nên làm là đi kiểm tra sức khỏe kịp thời để chữa trị càng sớm càng tốt.
Lông thú cưng: Lông động vật có thể kích hoạt một cơn hen suyễn. Hút bụi và lông động vật thường xuyên sẽ giảm nguy cơ hít phải lông.
Mùi thơm: Mùi nước hoa nồng nặc, chất khử mùi, chất tẩy rửa và chất xịt phòng có thể kích hoạt hen suyễn. Để giảm nguy cơ này, bạn nên chọn những loại sản phẩm có mùi nhẹ hoặc không mùi.
Cảm xúc: Sợ hãi, tức giận, gào thét và căng thẳng có thể là mầm mống của hen suyễn. Vì vậy, bạn nên cố gắng hạn chế những cảm xúc tiêu cực trong các cuộc gặp gỡ và các mối quan hệ.
Khánh Đan
>> Mẹ dị ứng phấn hoa, con tăng nguy cơ hen suyễn
>> Tránh dược phẩm “châm ngòi” hen suyễn
>> Thời điểm ăn cá giúp trẻ tránh bệnh hen suyễn
>> Paracetamol làm tăng nguy cơ hen suyễn ở trẻ
>> Món ăn cho người hen suyễn
>> Chó giúp ngăn ngừa bệnh hen suyễn ở trẻ
>> Phòng ngừa hen suyễn và dị ứng
Bình luận (0)