(TNO) Những hàng người rồng rắn xếp hàng chờ sạc pin điện thoại, chờ lấy nước từ giếng bơm; Tacloban sau siêu bão Hải Yến (Haiyan) thiếu thốn trăm bề.
>> Siêu bão Hải Yến: Hôi của tại Tacloban
>> Bóng tối ở Tacloban
>> Chùm ảnh: Chờ lên máy bay di tản khỏi Tacloban
>> ‘Màn trời chiếu đất’ ở Tacloban
>> Kinh hoàng giẫm đạp, chen lấn lên máy bay di tản khỏi Tacloban
Buổi sáng, tôi dậy sớm sau một đêm ngủ chập chờn trên những chiếc ghế nhựa bên ngoài hiên Tòa thị chính, đã thấy một dòng người rồng rắn xếp hàng. Hóa ra là họ chờ để sạc điện thoại, vì trung tâm điều phối cứu trợ ở đây là điểm duy nhất có máy phát điện tại Tacloban.
“Mất bao nhiêu phút để sạc đầy một cái điện thoại?”, tôi nhìn khoảng chừng 10 cái điện thoại đang cắm vào ổ sạc và hỏi anh chàng phụ trách. “Khoảng 2 tiếng”, anh ta đáp.
“Vậy thì mấy người sau kia bao giờ mới đến lượt”, tôi hỏi, ước chừng có tới hơn 100 người đang xếp hàng. “Mỗi điện thoại chỉ được sạc chừng 10 phút, sau đó phải nhường cho người kế tiếp”, anh ta trả lời.
Tôi hỏi một anh chàng đứng gần cuối hàng: “Anh đứng bao lâu rồi? Và còn bao lâu nữa mới tới lượt?”. Anh ta đáp: “Em mới tới. Chắc phải chờ khoảng 2-3 tiếng mới đến lượt”. “Lâu vậy cũng chờ à?” “Chờ chứ. Không đứng đây chờ cũng chả biết làm gì?”, “Nhưng sạc điện thoại để làm gì? Ở đây đâu có sóng?!”, “Có một vài chỗ có sóng chập chờn anh ạ. Gọi thì khó, nhưng nhắn tin thì đôi lúc được. Em sạc để nhắn tin cho người thân dưới Davao biết tình hình ở đây”.
Trên đường phố Tacloban, những điểm có giếng khoan, nơi phát hàng cứu trợ cũng luôn đông người. Ở thành phố này, sau thảm họa cướp đi sinh mạng hàng ngàn người ngay tức thời, thì sự thiếu thốn cũng đang làm suy kiệt, thậm chí làm chết dần mòn nhiều người.
Giữa buổi sáng, khi tôi ra bến cảng Tacloban, thấy đám đông đang xếp hàng chờ lên tàu của cảnh sát biển để tháo chạy khỏi thành phố.
Tàu vốn có nhiệm vụ chở hàng cứu trợ, nhưng trong hoàn cảnh này, nó kiêm luôn việc chở những người muốn rời khỏi thành phố. Một số người tự leo lên tàu, số khác nằm trên băng ca, tình trạng bệnh rất trầm trọng. Thế mà những người bệnh này phải nằm trên tàu trong một hành trình dài 20 tiếng mới tới được Cebu.
|
Đỗ Hùng
(từ Tacloban, Philippines)
>> Văn hóa súng đạn' tại Philippines cản trở việc cứu trợ nạn nhân bão
>> Lính Philippines 'làm ngơ' cho dân đói vùng bão cướp đồ ăn
>> Kinh hoàng nạn cướp bóc, giành giật thức ăn để sinh tồn tại Philippines
>> Sau siêu bão Hải Yến: Cướp kho gạo, 8 người bị tường sập đè chết
>> Cướp xe cứu trợ siêu bão Hải Yến: 2 phiến quân bị hạ sát
Bình luận (0)