Theo GS Phan Huy Lê, Chu Đạt Quan là sứ bộ được nhà Nguyên cử sang Chân Lạp năm Nguyên Trinh thứ nhất (Ất Mùi 1295). Do dọc đường gặp trở ngại về thời tiết sóng to gió lớn nên đến mùa thu (từ 1 - 29.8.1296) mới tới nơi. Trong thời gian lưu tại Chân Lạp khoảng 1 năm, Chu Đạt Quan đã tham quan, khảo sát vùng đất này và gặp gỡ người dân để bằng những gì “mắt thấy tai nghe”, trở về nước viết thành sách Chân Lạp phong thổ ký và hoàn thành vào năm Chí Đại thứ 4 (1311), được nhà Thanh sưu tập và đưa vào trong hai bộ tùng thư lớn nhất: Cố kim đồ thư tập thành và Khâm định tứ khố toàn thư. Cuốn sách miêu tả khá toàn diện đời sống của vùng quốc đô nước Chân Lạp dưới vương triều Indravarman 3 (1295 - 1307) về văn hóa, lối sống, kiến trúc cung đình và phong tục tập quán, thiên nhiên, ẩm thực và sản vật, mang lại những thông tin quý báu về vùng đất trong đó có một phần là đồng bằng sông Cửu Long của VN ngày nay.
Tái bản 'Chân Lạp phong thổ ký'
10/07/2017 06:30 GMT+7
Bình luận (0)