Ngày 11.8, Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định cho biết hiện có 25 chủ tàu vỏ thép đóng theo Nghị định 67/2014 đã quá hạn trả nợ với tổng số tiền hơn 12,8 tỉ đồng, trong đó nợ gốc hơn 8,5 tỉ đồng và tiền lãi hơn 4,3 tỉ đồng.
Nguyên nhân các chủ tàu không thể trả nợ đúng hạn là do 20 tàu đóng mới tại Công ty TNHH MTV Nam Triệu (Hải Phòng) và Công ty TNHH Đại Nguyên Dương (Nam Định) bị hư hỏng, phải nằm bờ để sửa chữa. Ngoài ra còn có 2 chủ tàu làm ăn có hiệu quả nhưng không chịu trả nợ và 3 chủ tàu có tàu vỏ thép hoạt động kém hiệu quả, không có thuyền viên, phải nằm bờ từ đầu năm đến nay.
tin liên quan
Công ty đóng tàu vỏ thép kém chất lượng than hết tiền sửa tàu!
Chiều 7.8, Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định đã làm việc với Công ty TNHH Đại Nguyên Dương (Nam Định) và 5 ngư dân có tàu vỏ thép đóng theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP đóng tại công ty này để bàn phương án sửa chữa tàu.
Đến nay, UBND tỉnh phê duyệt danh sách 260 chủ tàu được vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67. Trong đó, 58 chủ tàu ký hợp đồng tín dụng với các ngân hàng (57 hợp đồng đã được giải ngân với số tiền hơn 826 tỉ đồng) và 202 chủ tàu chưa ký hợp đồng tín dụng.
Đối với việc 2 ngư dân Trương Hoài Khánh và Trần Văn Hạo (ở P.Đống Đa, TP.Quy Nhơn) cho rằng bị Vietcombank Bình Định giữ sổ đỏ khi vay vốn đóng tàu vỏ thép là trái với quy định của Nghị định 67, UBND tỉnh Bình Định có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước - chi nhánh tỉnh Bình Định chỉ đạo Vietcombank trả lại sổ đỏ cho các chủ tàu.
Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước - chi nhánh tỉnh Bình Định đã có văn bản trả lời việc giữ sổ đỏ là đúng quy định theo luật Tổ chức tín dụng năm 2010, nếu chủ tàu không đồng ý có thể gửi đơn đến tòa án để xử lý theo pháp luật.
tin liên quan
Ngân hàng giữ sổ đỏ của ngư dân trái quy địnhNgày 24.5, ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định, cho biết Sở đã đề nghị UBND TP.Quy Nhơn làm rõ việc Vietcombank Quy Nhơn giữ 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của ngư dân vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP.
Bình luận (0)