Ngày 29.1, dầu WTI dừng ở mức 52,3 USD/thùng, dầu Brent còn 55,2 USD/thùng. Kết thúc khuya 28.1, cả hai hợp đồng dầu WTI và Brent đều giảm từ 0,5 - 1%.
Mặc dù dự trữ dầu thô tại Mỹ giảm mạnh do xuất khẩu dầu thô tăng trong khi nhập khẩu giảm và chỉ số đồng USD suy yếu hỗ trợ giá dầu đáng kể, song những lo ngại nhu cầu tiêu thụ trên toàn thế giới giảm đã gây sức ép lớn lên giá dầu khiến thị trường không thể giữ đà tăng trước đó. Theo các phân tích, nền kinh tế lớn nhất thế giới là nước Mỹ đã suy giảm mạnh do đại dịch Covid-19 tung hoành trong một năm qua. Mức chi tiêu của người dân giảm và đầu tư vào sản xuất kinh doanh cũng giảm, mức giảm cao nhất từ cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2. Bên cạnh đó, quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ 2 thế giới là Trung Quốc trong những ngày qua cũng có một số dữ liệu “gây bất lợi” cho giá dầu, như số ca nhiễm mới tại tăng và một vài địa phương quanh thủ đô Bắc Kinh hạn chế di chuyển trong mùa đi lại rộn ràng nhất năm là Tết Nguyên đán.
Ở trong nước, tại kỳ điều chỉnh ngày 26.1, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã chi 130 tỉ đồng từ Quỹ bình ổn để hỗ trợ giá xăng dầu. Ngày 29.1, theo bảng giá niêm yết của Petrolimex, xăng E5 RON92 16.309 đồng/lít; xăng RON95 17.270 đồng/lít; dầu diesel 13.042 đồng/lít...
Bình luận (0)