Năm 2018, tổng sản lượng thịt các loại khoảng 5,35 triệu tấn, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó: thịt heo hơi ước đạt 3,8 triệu tấn, tăng 2,2% so với năm 2017. Chăn nuôi heo đang chuyển dịch mạnh mẽ từ chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi trang trại. Tổng sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng từ trang trại năm 2014 chiếm khoảng 40 - 45% đến năm 2018 tăng lên 70 - 75% năm 2018, điều này sẽ giúp hạn chế được nguy cơ lây lan bệnh và góp phần kiểm soát dịch bệnh tốt hơn.
tin liên quan
Cách nhận biết thịt lợn bị nhiễm dịch tả lợn châu PhiTính đến nay, tổng trọng lượng heo bị bệnh và tiêu hủy chỉ chiếm khoảng 0,08% so với tổng nguồn cung trong năm. Hiện nguồn cung trong nước vẫn được bảo đảm, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân và các hoạt động sản xuất, chế biến. Trong điều kiện dịch bệnh, nguồn cung thịt cho thị trường có thể được bổ sung bằng các sản phẩm thay thế như thịt gà, bò, cá...
Trong trường hợp dịch tả heo châu Phi tiếp tục lây lan tại Việt Nam có khả năng ảnh hưởng đến nguồn cung trong nước, Bộ Công thương sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp thương mại nhập khẩu từ các nước không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, trong thời gian xảy ra dịch bệnh, người tiêu dùng sẽ e ngại hơn trong sử dụng thịt heo nên các doanh nghiệp thương mại cần căn cứ vào các tín hiệu của thị trường để xác định lượng nhập khẩu phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.Bộ Công thương đã có công văn chỉ đạo các sở Công thương tập trung thực hiện các biện pháp ngăn chặn bệnh, đảm bảo cân đối cung cầu mặt hàng thịt heo tại địa phương. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng quản lý thị trường địa phương và các đơn vị chức năng để tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông, nhất là đối với thịt heo nhập khẩu, kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vận chuyển, buôn bán thịt heo và các sản phẩm thịt heo trái phép, chưa được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc xuất xứ nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Bình luận (0)