Trung Quốc xả khí thải nhà kính ‘vô địch’ thế giới

07/05/2021 17:05 GMT+7

Lượng khí thải (CO2, CH4, N2O, O3…) gây hiệu ứng nhà kính của Trung Quốc đang cao nhất thế giới, bằng tất cả các nước OECD cộng lại.

Rhodium Group, nhóm nghiên cứu khí hậu có trụ sở tại New York (Mỹ) vừa báo cáo thống kê, lượng phát thải 6 loại khí giữ nhiệt của Trung Quốc, bao gồm carbon dioxide (CO2), methane (CH4) và nitrous oxide (N2O) hiện đã tăng lên 14,09 tỉ tấn. Con số này nhiều hơn khoảng 30 triệu tấn so với tổng lượng khí thải nhà kính của các thành viên thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).
Lượng khí nhà kính Trung Quốc thải ra buộc nước này phải thay đổi chiến lược, tập trung chính sách bảo vệ môi trường. Theo đó, Trung Quốc nỗ lực để đạt mức xả thải khí carbon bằng 0 vào năm 2060. Trung Quốc chiếm 27% lượng khí thải toàn cầu. Mỹ, quốc gia xả thải khí nhà kính lớn thứ hai thế giới, chiếm 11%. Trong khi đó, vào năm 2019, Ấn Độ lần đầu tiên vượt qua Liên minh châu Âu, chiếm khoảng 6,6% tổng lượng khí nhà kính toàn cầu.
Khí nhà kính là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính. Nó làm biến đổi khí hậu, khiến nhiệt độ trung bình trên bề mặt trái đất tăng lên, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Đặc biệt, theo các nhà khoa học thì tác hại của hiệu ứng nhà kính sẽ làm tan những tảng băng dẫn đến mực nước biển có thể sẽ dâng cao đến 1,5 m và chúng sẽ nhấn chìm những vùng ven biển, đất thấp.
Thống kê cho thấy số lượng người ảnh hưởng do nhiệt độ cao cũng tăng lên nhanh chóng, số người chết do các đợt nắng nóng cũng rất nhiều. Bên cạnh đó, hệ sinh thái biển đổi, các xâm lấn, lục địa dần bị sa mạc hóa, đất đai ngày càng bị xói mòn, hạn hán kéo dài, khô cằn, diện tích rừng càng bị thu hẹp.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.